Lai Châu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản

29/12/2022

TN&MTThời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản tại tỉnh Lai Châu đã có nhiều chuyển biến tích cực. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với ông Mai Văn Thạch, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu xung quanh vấn đề này.

Phóng viên: Xin ông đánh giá khái quát về tiềm năng và thế mạnh của tài nguyên khoáng sản trên địa bàn tỉnh Lai Châu? 
Ông Mai Văn Thạch: Lai Châu được đánh giá là tỉnh có tiềm năng khoáng sản thể hiện ở sự phong phú về số lượng các điểm mỏ và chủng loại khoáng sản. Tuy nhiên, phần lớn khoáng sản Lai Châu mới được điều tra trong đo vẽ đánh giá mà chưa được thăm dò đánh giá trữ lượng.

Lai Châu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản

Ông Mai Văn Thạch, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lai Châu

Hiện tại, 75% diện tích tỉnh đã được điều tra đánh giá, qua đó phát hiện các mỏ, điểm khoáng sản có giá trị, các loại khoáng sản chính đã được tìm kiếm đánh giá gồm: đất hiếm, barit, fluorit, vàng, đồng, chì kẽm, đá phiến lợp, đá xi măng. Theo tài liệu bàn giao của Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, trên địa bàn tỉnh Lai Châu có tổng số 68 mỏ, điểm mỏ khoáng sản. 
Tuy nhiên, các khoáng sản kim loại thì nhỏ lẻ, phân bố không tập trung nên chỉ có 02 loại khoáng sản được Bộ Công thương đưa vào dự thảo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm: Đất hiếm ở các mỏ Đông Pao, Nam Đông Pao, Bắc Nậm Xe,  Nam Nậm Xe, Thèn Thầu; Vàng gồm các mỏ Pu Sam Cáp, Nậm Kha Á, San Sui – Nậm Suổng, Nậm Khao 1, Thèn Sin. 
Đối với khoáng sản vật liệu xây dựng được Bộ Xây dựng đưa vào Quy hoạch thăm dò khoáng sản đối với các mỏ: Đá phiến lợp khu vực huyện Nậm Nhùn; đá ốp lát khu vực huyện Phong Thổ.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 01 giấy phép thăm dò còn hiệu lực, 34 mỏ có giấy phép khai thác khoáng sản còn hiệu lực và 03 mỏ đang lập hồ sơ đề nghị phê duyệt đề án đóng cửa mỏ.

Lai Châu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản

Điểm mỏ khai thác đá làm vật liệu xây dựng thông thường tại xã Bình Lư, huyện Tam Đường

Phóng viên: Việc lắp đặt trạm cân và camera giám sát đối với các mỏ khai thác khoáng sản đã được Lai Châu thực hiện ra sao? 
Ông Mai Văn Thạch: Thực hiện quy định về lắp trạm cân, camera giám sát đối với hoạt động khai thác khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành các văn bản đôn đốc tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản thực hiện lắp đặt như Công văn số 482/STNMT-KSN ngày 23/5/2017; số 1727/STNMT-KSN ngày 01/7/2020. Để chấn chỉnh, tăng cường quy định về lắp đặt trạm cân, camera giám sát, năm 2022, Thanh tra Sở đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 14 tổ chức không thực hiện lắp đặt trạm cân, trong đó 13 trường hợp phạt cảnh cáo, 01 trường hợp phạt tiền là 40 triệu đồng. Đồng thời tiếp tục yêu cầu các tổ chức khai thác khoáng sản thực hiện việc lắp đặt trạm cân.
Khó khăn trong công tác quản lý, yêu cầu việc lắp đặt trạm cân là Nghị định 158/2016/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Khoáng sản yêu cầu các mỏ khai thác khoáng sản phải lắp đặt trạm cân. Tuy nhiên Nghị định 36/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản không quy định xử phạt hành chính đối với khai thác cát, sỏi; không quy định xử phạt hành chính bằng tiền đối với trường hợp khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có công suất dưới 30.000 m3/năm. Trong khi các mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đa số có công suất dưới 30.000 m3/năm nên tổ chức khai thác khoáng sản chưa chấp hành nghiêm quy định lắp đặt trạm cân. Đến nay pháp luật về khoáng sản chưa quy định việc kết nối dữ liệu trạm cân từ tổ chức khai thác khoáng sản về cơ quan quản lý nhà nước.
Do vậy, hiện nay đã có 6 tổ chức khai thác khoáng sản thực hiện việc lắp đặt trạm cân.

Lai Châu: Tăng cường quản lý hoạt động khoáng sản

Mỏ đá của Hợp tác xã Phương Nhung, huyện Than Uyên (ảnh: Báo Lai Châu)

Phóng viên: Công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản rất quan trọng, vấn đề này được Sở quan tâm như thế nào?
Ông Mai Văn Thạch: Bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản nếu không được quản lý sẽ gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề này luôn được Sở quan tâm tham mưu, thực hiện. Việc tiếp nhận, tham mưu thẩm định hồ sơ cấp giấy phép khai thác chỉ được thực hiện khi có đủ hồ sơ bảo vệ môi trường được thẩm định, phê duyệt theo quy định. Hiện toàn bộ 33 giấy phép khai thác còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh Lai Châu hiện nay đều có hồ sơ bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt (báo cáo đánh giá tác động môi trường; Phương án cải tạo, phục hồi môi trường; Bản cam kết bảo vệ môi trường). 
Hàng năm, Sở ban hành văn bản đôn đốc các đơn vị ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường vào Quỹ Bảo vệ môi trường tỉnh. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định pháp luật về tài nguyên và môi trường của các doanh nghiệp, trong đó có lĩnh vực khai thác khoáng sản. Qua thanh tra, kiểm tra đôn đốc, chấn chỉnh kịp thời các đơn vị thực hiện theo hồ sơ bảo vệ môi trường của dự án. Kịp thời đôn đốc các đơn vị hết hạn giấy phép khai thác không được gia hạn thực hiện đóng cửa mỏ theo quy định. Hiện Sở tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định đề án đóng cửa mỏ đối với 03 mỏ khoáng sản hết hạn giấy phép khai thác.
Phóng viên: Đâu là giải pháp quản lý khai thác khoáng sản trong thời gian tới của Sở?
Ông Mai Văn Thạch: Để quản lý việc khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh tuân thủ quy định của pháp luật, trong thời gian tới Sở triển khai các giải pháp như phối hợp, đề nghị các cơ quan liên quan tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về khoáng sản để các tổ chức hoạt động khoáng và nhân dân năm bắt được các quy định của pháp luật về quản lý khai thác, bảo vệ khoáng sản.
Chủ động phối hợp với các cơ quan và UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, rà soát và xử lý nghiêm, kịp thời đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong hoạt động khoáng sản. Đồng thời yêu cầu các tổ chức, các nhân tuân thủy quy định của pháp luật trong hoạt động khoáng sản.
Rà soát, kiến nghị cơ quan có thẩm quyền hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về khoáng sản làm cơ sở để thực hiện tốt hơn công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
Tiếp tục tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản trong đó tập trung khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nhằm góp phần tăng thu ngân sách, hạn chế khai thác khoáng sản trái phép, đáp ứng nhu cầu vật liệu cho các công trình dự án và phục vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Phóng viên: Xin cảm ơn ông!
Đỗ Hùng thực hiện.
 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to