Lào Cai: Hướng đến quản lý hiệu quả tài nguyên nước

26/04/2023

TN&MTThời gian qua, Lào Cai đã tăng cường công tác quản lý nhằm sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước thích ứng với biến đổi khí hậu. Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Vi Huế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai xung quanh vấn đề này.

PV: Xin bà đánh giá về thực trạng tài nguyên nước của tỉnh Lào Cai hiện nay?
Bà Nguyễn Thị Vi Huế: Lào Cai là tỉnh miền núi thuộc khu vực Tây Bắc Bộ. Trên địa bàn tỉnh Lào Cai có hệ thống sông suối tương đối nhiều với tổng số 17 sông, suối liên tỉnh và 62 sông, suối nội tỉnh. Các sông, suối chính trên địa bàn tỉnh gồm sông Hồng, sông Chảy, suối Sin Quyền, Ngòi Đum, Nậm Thi, Ngòi Bo, suối Nhù...

Lào Cai: Hướng đến quản lý hiệu quả tài nguyên nước

Bà Nguyễn Thị Vi Huế, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai trả lời phỏng vấn Phóng viên Tạp chí Tài nguyên và Môi trường

Với nguồn tài nguyên nước dồi dào phục vụ phát triển các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và năng lượng tái tạo. Do vậy, trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay có 70 dự án thủy điện vừa và nhỏ đã hoàn thành phát điện, với tổng công suất trên 1.109 MW; 107 hồ chứa thủy lợi vừa và lớn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp và một số công trình khai thác sử dụng nước mặt, nước dưới đất phục vụ sản xuất, kinh doanh. Thu ngân sách từ lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh năm 2022 đạt 782,4 tỷ đồng. 
Tỉnh Lào Cai cũng có tiềm năng nước dưới đất khá phong phú, tổng trữ lượng có thể khai thác nước dưới đất toàn tỉnh là 630,18 triệu m3/năm, lượng nước dưới đất hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu khai thác sử dụng cho sinh hoạt, công nghiệp và du lịch trên địa bàn tỉnh giai đoạn hiện tại và tương lai.

Lào Cai: Hướng đến quản lý hiệu quả tài nguyên nước

Một công trình sản xuất nước sạch phục vụ sinh hoạt tại Lào Cai

PV: Hiện nay trên địa bàn tỉnh Lào Cai có bao nhiêu giấy phép khai thác và sử dụng tài nguyên nước?
Bà Nguyễn Thị Vi Huế: Theo thống kê từ hệ thống CSDL giấy phép tài nguyên nước dùng chung của Bộ Tài nguyên và Môi trường, từ 2011 đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 212 giấy phép tài nguyên nước đã được cấp có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân.
Trong đó, giấy phép do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp là 111 giấy phép khai thác sử dụng nước mặt, trong đó có 74 giấy phép còn hiệu lực, 37 giấy phép đã hết hiệu lực.
Giấy phép do UBND tỉnh Lào Cai cấp có 121 giấy phép, bao gồm 101 giấy phép khai thác, sử dụng nước mặt, trong đó 63 GP còn hiệu lực, 38 GP hết hiệu lực; 20 GP Khai thác, sử dụng nước dưới đất, trong đó 06 GP còn hiệu lực.

Lào Cai: Hướng đến quản lý hiệu quả tài nguyên nước

Nhà máy thuỷ điện Bắc Hà – Lào Cai sử dụng tài nguyên nước trên dòng sông Chảy để phát điện

 

PV: Việc giám sát khai thác và sử dụng tài nguyên nước theo Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã được Sở thực hiện ra sao?
Bà Nguyễn Thị Vi Huế: Đối với các đơn vị do Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp phép thì 100% đơn vị đã thực hiện lắp đặt thiết bị quan trắc, giám sát khai thác sử dụng tài nguyên nước, truyền dữ liệu tự động, liên tục về Cục quản lý Tài nguyên nước theo quy định tại Thông tư số 17/2021/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Đối với các đơn vị do UBND tỉnh Lào Cai cấp phép thì hiện nay tỉnh Lào Cai chưa bố trí được nguồn kinh phí để xây dựng hệ thống tiếp nhận, lưu trữ dữ liệu giám sát khai thác tài nguyên nước. UBND tỉnh Lào Cai đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Đề án số 09-ĐA/TU của Tỉnh ủy Lào Cai về tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn tỉnh Lào Cai giai đoạn 2020-2025 năm 2023, trong đó đã phê duyệt nhiệm vụ xây dựng hệ thống giám sát khai thác tài nguyên nước của tỉnh Lào Cai, dự kiến hoàn thành trong năm 2023. 
Giải pháp hiện nay để nhằm quản lý, giám sát tình hình khai thác, sử dụng tài nguyên nước của đơn vị chủ yếu thông qua công tác thông tin, báo cáo định kỳ của chủ giấy phép và hoạt động thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường về việc chấp hành pháp luật về tài nguyên nước. 

PV: Biến đổi khí hậu đã tác động ra sao đến tài nguyên nước của tỉnh Lào Cai thưa bà?
Bà Nguyễn Thị Vi Huế: Theo báo cáo đánh giá khí hậu tỉnh Lào Cai năm 2020, địa hình Lào Cai rất phức tạp, phân tầng độ cao lớn, mức độ chia cắt mạnh. Hai dãy núi chính là dãy Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi cùng có hướng Tây Bắc - Ðông Nam nằm về phía Ðông và phía Tây tạo ra các vùng đất thấp, trung bình giữa hai dãy núi này và một vùng về phía Tây dãy Hoàng Liên Sơn. Lào Cai có hệ thống sông suối tương đối dày, phân bổ khá đều với 2 hệ thống sông chính chảy qua là sông Hồng và sông Chảy. Với vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên như vậy đã tạo ra cho Lào Cai nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, song do nằm sâu trong lục địa bị chia phối bởi yếu tố địa hình phức tạp nên diễn biến thời tiết có phần thay đổi, khác biệt theo thời gian và không gian. 
Qua phân tích chuỗi số liệu về nhiệt độ quan trắc được tại các trạm Khí tượng trong khu vực về nhiệt độ, lượng mưa của 3 thập kỷ qua cho thấy nền nhiệt độ trên toàn tỉnh tăng rõ rệt. Lượng mưa trên hầu hết các khu vực trong tỉnh có xu hướng giảm trong 10 năm gần đây, nhưng tần suất trận mưa có cường độ lớn tăng đáng kể. Phân bố lượng mưa giữa mùa khô và mùa mưa có sự dịch chuyển theo hướng giảm lượng mưa trong mùa khô và tăng lượng mưa trong mùa mưa. Khoảng thời gian ít hoặc không mưa kéo dài (tới 40 - 50 ngày) và xuất hiện mưa lớn dị thường gây lũ trong mùa đông. Đặc biệt, tình hình khô hạn xảy ra nghiêm trọng hơn, nhất là về mùa khô trên khu vực 3 huyện phía Đông Bắc của tỉnh, bao gồm Mường Khương, Bắc Hà và Si Ma Cai. Tuy vậy, những đợt mưa có cường độ lớn lại có xu hướng tăng lên, nhất là các vùng mưa lớn thuộc dãy núi Hoàng Liên Sơn. Các hiện tượng thời tiết cực đoan có xu hướng xuất hiện nhiều và mạnh hơn. Nhất là lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đá đã trở nên thường xuyên hơn trong thời kỳ mùa mưa trên khu vực dãy núi Hoàng Liên Sơn.

Lào Cai: Hướng đến quản lý hiệu quả tài nguyên nước

Tác động của biến đổi khí hậu đã khiến Hồ thủy lợi Khuổi Lếch tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cạn trơ đáy (ảnh: Truyền hình Lào Cai)

Theo Đài khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, Lào Cai đã và đang chịu tác động mạnh mẽ của vòng xoáy BĐKH. Biểu hiện rõ nhất là các tai biến thiên nhiên ngày càng gia tăng về số vụ, cường độ ngày càng nặng hơn. Thời gian tới, nhiệt độ tại Lào Cai vẫn có xu thế tăng chung so với cả nước. Chế độ mưa thất thường hơn. Các đợt mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, lũ quét, trượt lở đất đá, rét đậm, rét hại, băng giá, sương muối... sẽ gay gắt hơn trước. BĐKH sẽ gây tác động trên nhiều mặt, từ môi trường tự nhiên đến đời sống xã hội; làm thay đổi chế độ nhiệt và mưa, gây ảnh hưởng đến nguồn tài nguyên nước như làm giảm dòng chảy, tăng tần suất lũ; các hồ chứa bị ảnh hưởng do chế độ dòng chảy thay đổi. Sự tăng tần suất và cường độ thiên tai do BĐKH gây ra cho Lào Cai sẽ làm giảm năng xuất cây trồng; tăng hiện tượng hoang mạc hóa ở nhiều nơi nhất là các huyện vùng núi.
Để đảm bảo an ninh nguồn nước phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và giảm thiểu các tác động tiêu cực của BĐKH, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai đã tham mưu UBND tỉnh Lào Cai ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Kế hoạch điều tra cơ bản tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đến năm 2030; Danh mục nguồn nước nội tỉnh, danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp; Danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ; Danh mục vùng hạn chế khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh;...
PV: Trân trọng cảm ơn bà!

 

>>>>>: Xin vui lòng xem thêm:

- https://tainguyenvamoitruong.vn/lao-cai-xu-ly-nghiem-vi-pham-trong-linh-vuc-tai-nguyen-khoang-san-cid16215.html;
- https://tainguyenvamoitruong.vn/lao-cai-kho-khan-trong-xu-ly-va-tieu-thu-tro-xi-thach-cao-cid16115.html;
- https://tainguyenvamoitruong.vn/lao-cai-day-manh-quan-ly-va-xu-ly-chat-thai-cid11876.html.


Đỗ Hùng thực hiện
 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to