Trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ là ngôi sao nổi lên trên bản đồ chip bán dẫn toàn cầu

19/04/2024

TN&MTTrước những cơ hội của Việt Nam trong lĩnh vực chip bán dẫn toàn cầu, việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này đang là vấn đề cấp bách và cũng là điều kiện tiên quyết để gặt hái được những thành công.

Tại tọa đàm Thiết kế chip bán dẫn: Cơ hội mới - tương lai mới do FPT Jetking phối hợp với Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia Việt Nam tổ chức, ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT nhận định: Ngành công nghiệp chip bán dẫn tại Việt Nam đang đứng trước cơ hội rất lớn để có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị. Và chỉ trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ là ngôi sao nổi lên trên bản đồ chip bán dẫn toàn cầu. Trước những cơ hội mà Việt Nam đang có, việc đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực này đang là vấn đề cấp bách và cũng là điều kiện tiên quyết để gặt hái được những thành công.

Trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ là ngôi sao nổi lên trên bản đồ chip bán dẫn toàn cầu

Ông Hoàng Nam Tiến - Phó Chủ tịch Hội đồng trường - Trường Đại học FPT

Năm 2024 cũng là năm đầu tiên Việt Nam thực hiện chiến lược quốc gia về phát triển công nghiệp bán dẫn. Đây là ngành công nghiệp nền tảng và là ngành công nghiệp trọng yếu quốc gia trong 30-50 năm tới, có tiềm năng phát triển lớn và đạt được vị thế quan trọng. Nhưng để đạt được điều đó, đầu tư vào nguồn nhân lực là điều rất quan trọng.

Thực tế, với chính sách thu hút đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp bán dẫn, nhu cầu về nguồn nhân lực bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ tăng cao.

Tại buổi tọa đàm về định hướng phát triển ngành công nghiệp bán dẫn; Khát vọng xuất khẩu Chip “make in Việt Nam”; Khám phá quy trình thiết kế, sản xuất vi mạch & thế mạnh của Việt Nam các chuyên gia cũng đã làm rõ những cơ hội, thách thức và truyền lửa tới các bạn trẻ có ước mơ tham gia sâu hơn về ngành công nghiệp chip bán dẫn toàn cầu.

Có thể thấy, trong bối cảnh xu hướng của chuỗi giá trị bán dẫn đang dần dịch chuyển sang các nước Đông Nam Á, Việt Nam đang là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nhiều lợi thế cạnh tranh như sở hữu các mỏ đất hiếm trữ lượng lớn, hệ thống chính trị ổn định, vị trí địa lý thuận lợi, cơ sở hạ tầng số ngày một phát triển. 

Theo Bộ KH&ĐT, nhiều tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong ngành điện tử, bán dẫn đã hiện diện và đang có kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam như Intel, Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor… Trước cơ hội này cũng như những xu thế phát triển mới của thời đại, Việt Nam đã bắt đầu thực hiện Chiến lược Quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. 

Hiện nay, Bộ KH&ĐT đã được giao nhiệm vụ phối hợp với các bộ, ban, ngành để xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, với mục tiêu đào tạo 50.000 kỹ sư. Điều này cho thấy, sự quan trọng của việc chuẩn bị và đào tạo nhân lực cho ngành này.

Năm 2024, Hệ thống đào tạo FPT Jetking cũng ra mắt chương trình đào tạo Thiết kế vi mạch bán dẫn liên kết quốc tế đầu tiên tại Việt Nam giữa Tổ chức giáo dục FPT và Jetking - Học Viện đào tạo CNTT hàng đầu Ấn Độ, tiền thân là công ty điện tử có 77 năm tuổi đời tại Ấn Độ.

Toạ đàm Thiết kế chip bán dẫn: Cơ hội mới - tương lai mới được đánh giá là một bước quan trọng để hỗ trợ các bạn học sinh, sinh viên và những người yêu công nghệ, điện tử có mong muốn gia nhập ngành công nghiệp bán dẫn và thiết kế vi mạch. Đây cũng là cơ hội để tạo ra những cuộc gặp gỡ, trao đổi và học hỏi từ những chia sẻ của các diễn giả có kinh nghiệm trong ngành.

Để tiếp thêm nguồn lực và sức mạnh cho thế hệ trẻ và những bạn học sinh, sinh viên đang tham dự sự kiện, ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc Công ty CoAsia SEMI Vietnam, đã có phần chia sẻ về quy trình thiết kế và sản xuất chip, những thế mạnh của Việt Nam. Đặc biệt, ông Nguyễn Thanh Yên đã đề cập đến mức lương của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn - điều mà hầu hết các bạn trẻ đang trên bước đường hướng nghiệp đều quan tâm.

Trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ là ngôi sao nổi lên trên bản đồ chip bán dẫn toàn cầu

Ông Nguyễn Thanh Yên, Tổng giám đốc Công ty CoAsia SEMI Vietnam

Theo ông Yên, mức lương của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn tại Mỹ là 100.000 - 300.000 USD/năm. Tại Việt Nam, lương kỹ sư ngành này vào khoảng 10.000 - 100.000 USD/năm tùy vào kinh nghiệm. Sinh viên mới ra trường thường đã có mức lương khởi điểm khoảng 10.000 USD/năm, chưa kể thưởng.

Tuy vậy, mức lương của kỹ sư thiết kế chip bán dẫn tại Việt Nam có cao hơn những ngành khác nhưng vẫn thấp hơn so với các nước phát triển như Mỹ. Theo ông Yên, với chi phí nhân công kỹ sư thiết kế chip bán dẫn thấp cùng các nền tảng tốt, nhiều doanh nghiệp trên thế giới đang và sẽ có nhu cầu tuyển dụng nhân sự từ Việt Nam. Nguyên nhân được cho là nhân sự ngành này đang thiếu hụt trên toàn thế giới. 

Nếu Việt Nam đào tạo được nguồn nhân lực tốt, trở thành nơi cung cấp nhân lựclĩnh vực này sẽ trở thành “mỏ neo” giữ các công ty đầu tư ở lại Việt Nam. Nguồn nhân lực càng nhiều và chất lượng thì “mỏ neo” càng lớn và càng chắc chắn để giữ dòng tiền đầu tư vào Việt Nam. 

Trong 5-10 năm tới, Việt Nam sẽ là ngôi sao nổi lên trên bản đồ chip bán dẫn toàn cầu

Ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC Việt Nam

Hiện nay, theo ông Võ Xuân Hoài, Phó Giám đốc NIC Việt Nam: Chúng ta đang có cơ hội lớn trong ngành bán dẫn, đặc biệt sau chuyến thăm và làm việc của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden vào tháng 9/2023, đã nâng cấp mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Việt Nam. Điều này tạo ra mối quan hệ đặc biệt và mở ra cơ hội hợp tác với các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, để Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.

“Tôi tin rằng với những cơ hội mới này, các bạn trẻ sẽ có nhiều cơ hội phát triển không chỉ cho Việt Nam mà còn cho cả thế giới trẻ hiện nay. Họ sẽ giúp ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam trở thành mũi nhọn trong tương lai, đồng thời giúp đất nước thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình”, ông Võ Xuân Hoài nhận định.

Mới đây, đại diện NIC đã trao chứng nhận bản quyền phần mềm thiết kế vi mạch của Cadence cho đại diện Hệ thống đào tạo FPT Jetking, đây là bước tiến quan trọng trong việc thúc đẩy hoạt động đào tạo nguồn nhân lực lĩnh vực vi mạch bán dẫn ở Việt Nam.

"Chúng ta đang có sự đồng bộ giữa các trường, các đơn vị đào tạo liên quan đến việc phát triển nguồn nhân lực ngành bán dẫn tại Việt Nam. Chưa bao giờ chúng ta thấy được tinh thần đoàn kết, cùng nhau đi lên, cùng nhau phát triển vì một mục tiêu chung quốc gia như hiện nay", Ông Võ Xuân Hoài chia sẻ!.

Bảo Loan

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Đảng bộ Cục Đo đạc, bản đồ và Thông tin địa lý Việt Nam: Tổ chức thành công Đại hội điểm nhiệm kỳ 2025 - 2030

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Nhận diện bức tranh về thiên tai, bão lũ và bài toán ứng phó, giảm thiểu

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Lễ ra mắt Hội Doanh nhân họ Vũ - Võ TP. Hà Nội: Cột mốc kết nối, phát triển, lan tỏa giá trị dòng họ

Bắc Ninh tăng tốc chuyển đổi số, khơi thông nguồn lực trong khoa học công nghệ

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Diễn đàn

Hà Nội: Trồng nho sữa kết hợp với du lịch trải nghiệm

Thời tiết ngày 15/5: Miền Bắc bắt đầu chuỗi ngày mưa lớn cục bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 14/5: Miền Bắc ngày nắng, chiều tối mưa dông, vùng núi cục bộ có nơi mưa to

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông