Giấc mơ gạo Việt: Từ những giống lúa bản địa đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại

03/07/2025

TN&MTGiữa muôn vàn những biến động của thị trường nông sản, có một người phụ nữ vẫn bền bỉ, tâm huyết với từng hạt gạo, với từng giống lúa đặc sản bản địa, đó là bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh. Bên cạnh sản phẩm gạo, Bảo Minh còn là cầu nối để hơn 1.000 sản phẩm OCOP từ 34 tỉnh thành đến với người tiêu dùng.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh. Là thế hệ thứ ba trong một gia đình có truyền thống trồng lúa, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu không chỉ kế thừa một di sản quý báu, mà còn thổi vào đó một tinh thần đổi mới, một tư duy nhân văn và một bản lĩnh mạnh mẽ của người phụ nữ hiện đại.

Với bà, gạo không chỉ là sản phẩm nông nghiệp, mà còn là kết tinh của đất – trời – con người, là văn hóa, là trách nhiệm và là tương lai của nông nghiệp Việt Nam. Ngay từ những năm 2005, khi khái niệm "gạo hữu cơ" còn xa lạ với thị trường trong nước, bà Hiếu đã tiên phong khởi xướng mô hình canh tác thuận tự nhiên, bắt đầu hành trình xây dựng thương hiệu gạo Bảo.

“Văn hóa đọc, nền tảng kiến tạo hệ sinh thái tri thức trong nông nghiệp bền vững tại Bảo Minh”

Dưới sự dẫn dắt của bà Hiếu, Bảo Minh đã khẳng định vị thế là một trong những doanh nghiệp tiên phong trong chế biến và kinh doanh nông sản đặc sản, với hệ thống hơn 2.500 điểm bán trên toàn quốc và ba vùng sản xuất gạo trọng điểm: Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long. Thế nhưng, điều làm nên giá trị bền vững của Bảo Minh không chỉ là hệ thống phân phối rộng lớn, mà còn ở tâm huyết gìn giữ gần 50 giống lúa đặc sản truyền thống, những giống từng có nguy cơ mai một do sự lấn át của giống lúa thương mại đại trà.

Các giống lúa như nếp Tú Lệ, Séng Cù, lứt huyết rồng hay Xi dẻo Hà Bắc... không chỉ là hạt gạo, mà còn là kết tinh của vùng đất, của văn hóa, của bàn tay nông dân qua bao thế hệ. Chính vì lẽ đó, bà Hiếu không quản ngại hành trình từ địa đầu Lũng Cú đến mũi Cà Mau, cùng các cộng sự đi khảo sát, tìm hiểu từng cánh đồng để giữ gìn nguồn gene quý giá của lúa Việt, đặc biệt là những giống gắn với đồng bào dân tộc thiểu số.

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường về câu chuyện làm gạo hữu cơ, trong đó có câu chuyện về gạo sản phẩm, bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh, chia sẻ: Khi nói về gạo hữu cơ, chúng ta không chỉ nói đến một sản phẩm nông nghiệp, mà còn là câu chuyện của tâm huyết, của hành trình dài bền bỉ và một tầm nhìn dám nghĩ, dám làm.

Bảo Minh đã bắt đầu hành trình này từ năm 2005. Đó là thời điểm mà khái niệm “hữu cơ” còn rất mới mẻ tại Việt Nam. Tuy nhiên, với niềm tin rằng nông nghiệp phải gắn liền với tự nhiên, phải trả lại sự lành sạch cho đất, cho nước và cho con người, Bảo Minh đã kiên trì phát triển mô hình của mình theo hướng thuận tự nhiên. Đến năm 2010 rồi 2015, mô hình đã đạt được những tiêu chuẩn cơ bản của canh tác hữu cơ, đặt nền móng cho một hướng đi bền vững.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Kinh doanh Chế biến Nông sản Bảo Minh

Điều đặc biệt là, chúng ta đang có dư địa rất lớn để phát triển gạo hữu cơ. Người xưa có câu "Nhất Thanh, nhì Lò, tam Tham, tứ Tốc", ám chỉ những vùng đất màu mỡ, phù hợp cho canh tác thuận tự nhiên. Và thực tế, đây cũng là những vùng đã và đang tiệm cận các tiêu chuẩn hữu cơ cơ bản. Nếu có sự đầu tư, quy hoạch bài bản, chúng ta hoàn toàn có thể mở rộng sản xuất, tạo ra các vùng nguyên liệu sạch cho cả thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trở lại với Bảo Minh, một điểm sáng trong phát triển nông nghiệp hữu cơ chính là mô hình gạo ruộng rươi. Đây không chỉ là mô hình thuận tự nhiên mà còn là hệ sinh thái sống động. Con rươi chỉ sống được trong môi trường hoàn toàn không hóa chất, không thuốc trừ sâu, không phân bón hóa học. Điều đó buộc người nông dân phải thực sự tôn trọng tự nhiên, làm nông bằng sự hiểu biết và kiên trì.

Một điều thú vị là giá trị kinh tế của con rươi cao gấp 20 lần cây lúa. Chính điều đó khiến người nông dân càng thêm trân trọng ruộng rươi và vô hình trung, bảo vệ được môi trường sinh thái một cách tự nhiên nhất. Gạo từ ruộng rươi vì vậy cũng là một minh chứng rõ ràng cho tính bền vững và hiệu quả của mô hình thuận tự nhiên.

Không chỉ dừng ở những mô hình thuận lợi, Bảo Minh còn tiếp tục mở rộng vùng canh tác, như tại Đồng Phú, một vùng đất trước đây chưa đạt tiêu chuẩn. Việc cải tạo mất tới 55 bước để đạt mức an toàn, và thêm 15 bước để đạt tiêu chuẩn hữu cơ.

Bên cạnh sản phẩm gạo, Bảo Minh còn là cầu nối để hơn 1.000 sản phẩm OCOP từ 34 tỉnh thành đến với người tiêu dùng

Không dừng lại ở đó, bà Hiếu là người đề xướng và kiên trì xây dựng mô hình liên kết “7 nhà”: Nhà nước – Nhà khoa học – Nhà sản xuất – Nông dân – Hợp tác xã – Nhà phân phối – Ngân hàng – Báo chí. Đó là một chiến lược kinh tế, là một thông điệp mạnh mẽ về sự cộng hưởng để phát triển bền vững nông nghiệp Việt. Việc thành lập Hội đồng Khoa học, ứng dụng công nghệ tem truy xuất nguồn gốc từng ruộng lúa, quản lý chất lượng trên hơn 20.000 ha vùng trồng tại hơn 20 tỉnh thành là minh chứng cho cách làm bài bản, minh bạch và hiện đại mà Bảo Minh theo đuổi.

Bên cạnh sản phẩm gạo, Bảo Minh còn là cầu nối để hơn 1.000 sản phẩm OCOP từ 63 tỉnh thành đến với người tiêu dùng. Đó là một nỗ lực lớn trong việc gìn giữ bản sắc ẩm thực địa phương, đồng thời nâng tầm nông sản Việt qua cách làm thương hiệu, thiết kế bao bì tinh tế, hệ thống xay tại chỗ “bán đến đâu xát đến đó”, hay các hoạt động nếm thử tại điểm bán giúp người tiêu dùng hiểu và yêu hơn từng hạt gạo.

Đối với bà Hiếu, nông dân không phải là đối tượng để khai thác lợi nhuận, mà là người bạn đồng hành. Bà không ngừng hỗ trợ giống, phân bón, kỹ thuật canh tác và đặc biệt là cam kết thu mua với giá cao hơn thị trường, giúp hàng nghìn hộ nông dân, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, cải thiện thu nhập rõ rệt. Các dự án vùng trồng hữu cơ đạt chuẩn EU, triển khai từ năm 2015, đã giúp bà con tiếp cận với mô hình sản xuất xanh, bền vững, điều không dễ thực hiện trong bối cảnh sản xuất nhỏ lẻ vẫn còn phổ biến.

Sản phẩm OCOP đến với người tiêu dùng. Đó là một nỗ lực lớn trong việc gìn giữ bản sắc ẩm thực địa phương

Điều đáng quý nhất ở bà Hạnh Hiếu có lẽ chính là cái “duyên nợ” với hạt gạo. Bà từng chia sẻ rằng, việc làm gạo đến với mình không phải ngẫu nhiên mà là một “mối lương duyên từ thuở nhỏ”, lớn dần lên cùng tình yêu với ruộng đồng, với người nông dân. Bà tâm đắc triết lý: “Kinh nghiệm mới là tiền”, coi trải nghiệm, thất bại và cả những bài học của thế hệ trước là tài sản vô giá, là vốn quý để phát triển hôm nay.

Tầm nhìn dài hạn của bà là xây dựng một hệ sinh thái nông nghiệp toàn diện, từ giống, kỹ thuật, chế biến đến phân phối. Nhằm hướng đến mục tiêu không chỉ chinh phục thị trường nội địa, mà còn vươn ra thế giới với thương hiệu gạo Việt bền vững, đặc sắc.

Bà Bùi Thị Hạnh Hiếu là một nữ doanh nhân thành công, là một người truyền cảm hứng cho ngành nông nghiệp Việt Nam bằng tâm huyết và trí tuệ. Dưới sự dẫn dắt của bà, Bảo Minh không đơn thuần bán gạo hay sản phẩm OCOP, mà còn đang giữ gìn bản sắc văn hóa Việt, nâng cao giá trị nông sản và viết tiếp giấc mơ “hạt ngọc Việt” được tỏa sáng trên thị trường trong nước và quốc tế.

Sỹ Tùng - Mạnh Hải

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Tiếp thu góp ý cho Đề án thành lập Viện Khoa học Thủy sản mới

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Nông nghiệp

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Chính sách

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Phát triển

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Diễn đàn

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông