TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

02/07/2025

TN&MTTrong năm 2024 vừa qua, đã xảy ra nhiều vụ trượt lở đất đá (người dân hay gọi là sạt lở) ở các tỉnh miền núi Việt Nam gây ra rất nhiều thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Bước vào mùa mưa lũ năm 2025, đã có nhiều trận mưa lớn gây ra nguy cơ ngập lụt, lũ quét và trượt lở đất đá (TLĐĐ).

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

TS. Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản

Nhằm nhìn nhận những nguy cơ trượt lở đất đá, phòng chánh và giảm thiểu thiệt hại. Phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường đã có cuộc trao đổi với TS. Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản xung quanh vấn đề này.
PV: Dưới góc nhìn của Nhà địa chất, xin ông cho biết nguy cơ trượt lở đất đá (người dân hay gọi là sạt lở) tại các tỉnh miền núi Việt Nam trước mùa mưa lũ năm nay?
TS. Trịnh Hải Sơn: Trước hết cần phải nói đến các nguyên nhân gây TLĐĐ tại các tỉnh miền núi Việt Nam rất đa dạng, trong đó đặc biệt phải kể đến các yếu tố địa chất, kiến tạo, địa hình, địa mạo, thạch học, vỏ phong hóa, thổ nhưỡng, thảm phủ, sử dụng đất, khí tượng, thủy văn... Nhìn chung, yếu tố kích hoạt tự nhiên được xác định chủ yếu là do mưa. Tuy nhiên, yếu tố kích hoạt do con người ngày càng gia tăng từ các hoạt động nhân sinh như phá rừng, cắt xẻ sườn đồi, núi, khai thác khoáng sản...

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có màu đỏ sẫm là có nguy cơ rất cao, màu hồng là nguy cơ cao ở khu vực Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Có thể nhận thấy những khu vực được xác định có mức độ nguy cơ cao, rất cao về TLĐĐ thường có ít dân cư sinh sống nên ít ghi nhận thiệt hại xảy ra ở đây. Những khu vực được xác định có mức độ nguy cơ trung bình hoặc thấp đối với TLĐĐ thường có mật độ dân cư cao, tập trung rất nhiều hoạt động nhân sinh, khiến hiện tượng TLĐĐ xuất hiện ngày càng nhiều tại các khu dân cư hoặc dọc các tuyến đường giao thông nằm sát các sườn đồi - núi, vách taluy cao dốc. Cá biệt một số khu vực có nguy cơ TLĐĐ thấp lại thường nằm trong vùng ảnh hưởng của khu vực chịu ảnh hưởng của nguy cơ lũ quét cao và rất cao.

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái trước đây, nay là tỉnh Lào Cai

Để xác định được nguy cơ TLĐĐ tại các tỉnh miền núi, Việt Nam đã phân vùng những nơi có nguy cơ TLĐĐ thành 05 cấp độ theo các tiêu chí. Tiêu chí phân vùng nguy cơ TLĐĐ được phân thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất về các yếu tố tự nhiên bao gồm: Các yếu tố địa hình - địa mạo như độ dốc, hướng phơi sườn, bậc địa hình, phân cắt ngang, phân cắt sâu; Các yếu tố địa chất - kiến tạo như các thành tạo địa chất, đứt gãy, khe nứt, đới dập vỡ phá hủy kiến tạo; Các yếu tố tính chất cơ lý, độ bền của đất đá như vỏ phong hóa, địa chất thủy văn, địa chất công trình; Các yếu tố sử dụng đất và lớp phủ thực vật; Các yếu tố lượng mưa hay khí hậu.

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

TS. Trịnh Hải Sơn, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản trao đổi với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường về những nguy cơ trượt lở đất đá ở các khu vực miền núi Việt Nam

Nhóm thứ hai về các yếu tố nhân sinh bao gồm: Các hoạt động nhân sinh như sự giảm nhanh mức độ che phủ thực vật do quá trình khai thác rừng, phá rừng lấy đất làm nương rẫy, cải tạo và chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đặc biệt là yếu tố giao thông hoạt động đào khoét taluy, tăng tải trọng lên sườn và độ rung của phương tiện khi di chuyển cũng là các yếu tố gây ra TLĐĐ; Thảm thực vật và hiện trạng sử dụng đất, có thể xếp cấp độ ảnh hưởng từ cao đến thấp; Tập quán canh tác làm giảm đáng kể mức độ che phủ của thảm thực vật; Hệ thống giao thông đường bộ gồm đường cao tốc, quốc lộ, tỉnh lộ, liên xã; San gạt tạo mặt bằng xây dựng, thường tạo nên các vách ta luy dốc song không có biện pháp phòng ngừa; Hệ thống các công trình xây dựng công cộng như trụ sở, văn phòng... xây dựng dưới mái dốc taluy cao, trong vùng nguy cơ cao; Hệ thống nhà ở, khu kinh tế và đất sản xuất, canh tác; Hồ, đập thủy điện...; Hệ thống đường dây điện cao thế, các trạm thu phát viễn thông…

Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam" được phê duyệt thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020 ở 37 tỉnh, thành trong cả nước, gồm: Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lạng Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước và Đồng Nai với 261.789 km2 diện tích tự nhiên, trong đó 104.500 km2 điều tra hiện trạng và 123.000 km2 thành lập bản đồ thành phần.

Sử dụng bộ tiêu chí nêu trên đã được áp dụng cho các tỉnh miền núi phía Bắc (đến nay 15 tỉnh miền Bắc đã có đủ CSDL phân vùng nguy cơ TLĐĐ tỷ lệ 1/50.000 để khoanh định các “khu vực nhạy cảm” về TLĐĐ và áp dụng thêm tổ hợp 04 tiêu chí gồm: dân cư, giao thông, công trình trọng điểm và lưu vực sông suối (của 02 tiêu chí lớn là kinh tế - xã hội và khí tượng thủy văn). Đối với 10 tỉnh đã có CSDL về hiện trạng TLĐĐ tỷ lệ 1/50.000, để khoanh định các vùng nguy cơ cao, rất cao TLĐĐ đã sử dụng 09 tiêu chí/nhân tố thành phần gây khả năng TLĐĐ. Đối với 12 tỉnh chưa có CSDL TLĐĐ tỷ lệ 1:50.000, để khoanh định các vùng nguy cơ cao, rất cao TLĐĐ, đã áp dụng bộ tiêu chí gồm 07 tiêu chí/ nhân tố thành phần ảnh hưởng tới TLĐĐ.

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở khu vực Bắc Hà và Si Ma Cai , tỉnh Lào Cai

Kết quả áp dụng các tiêu chí nêu trên để phân vùng nguy cơ TLĐĐ đã lập được một danh sách các khu vực xã/cụm xã/thôn/bản có nguy cơ cao, rất cao về TLĐĐ ở tỷ lệ 1/10.000. Đồng thời một danh sách các khu vực có khả năng ảnh hưởng các công trình trọng điểm ở tỷ lệ 1/5.000 cần tập trung điều tra, đánh giá chi tiết và cảnh báo sớm cũng được thành lập. Danh sách các khu vực nhạy cảm được thể hiện ở 3 mức độ nhạy cảm khác nhau từ cao, trung bình, thấp phục vụ mục tiêu chính là với 3 mức độ ưu tiên cao, thấp và trung bình nhằm làm cơ sở khoa học để cảnh báo sớm TLĐĐ các tỉnh miền núi Việt Nam.
PV: Theo ông đâu là những dấu hiệu nhận biết nguy cơ trượt lở đất đá?
TS. Trịnh Hải Sơn: Đất là lớp trên cùng của vỏ trái đất và được tạo ra từ vật chất đá gốc tại chỗ hoặc từ nơi khác chuyển đến. Dưới lớp đất là đá gốc. Chiều dày của đất phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình... Độ bão hòa nước của đất phụ thuộc vào tính chất của đất như lỗ rỗng đất, độ gắn kết đất…

Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam" được phê duyệt thực hiện từ năm 2012 đến năm 2020, trong đó dự kiến triển khai thành 02 Giai đoạn: Giai đoạn I (2012-2015) tiến hành các hạng mục điều tra và lập các bản đồ sản phẩm ở tỷ lệ 1:50.000 cho toàn bộ 37 tỉnh miền núi, làm cơ sở để xác định các vùng điều tra chi tiết ở Giai đoạn II.
Giai đoạn II (2016-2020) tiến hành các hạng mục điều tra chi tiết ở tỷ lệ lớn tại các khu vực trọng điểm được xác định theo kết quả thực hiện ở Giai đoạn I, và lắp đặt thí điểm 10 trạm quan trắc tại các khu vực trọng điểm.

Khi mưa lớn, đất mất độ gắn kết, đất sẽ trượt lở theo một độ dốc. Thông thường khi đất bão hòa thì độ gắn kết của đất giảm giảm từ 15 đến 20%. Khi đất đã ngấm nước và bão hòa nước thì thường xảy ra trượt lở đất. Dấu hiệu trượt lở đất có thể nhận ra bao gồm: Mặt đất phồng lên, rung chuyển, âm thanh lạ trong lòng đất; vết nứt nền nhà, tường nhà, sụt bậc sườn đồi; cây cối nghiêng, cong; nước sông suối chuyển màu đục…
PV: Vậy ông có khuyến cáo và cảnh báo gì đối với các địa phương và người dân khu vực miền núi trong phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại nếu trượt lở đất đá xảy ra?
TS. Trịnh Hải Sơn: Khi mưa lớn, kéo dài, tần suất lớn rất dễ gây trượt lở đất và có thể là tác nhân hình thành các dòng lũ bùn đá tại các lưu vực sông suối miền núi Việt Nam.

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có màu đỏ sẫm là có nguy cơ rất cao, màu hồng là nguy cơ cao ở khu vực Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Có thể khuyến cáo người dân ở các khu vực có nguy cơ trượt lở đất trong mùa mưa bão và phòng chống như sau: Luôn theo dõi tin tức dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin đại chúng và cá nhân để biết về khu vực mưa, lượng mưa; Tránh xa các khu vực có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất đã được cảnh báo như sườn núi, khu vực giáp sông suối…; Không di chuyển trên đường dọc theo các sườn đồi núi, thung lũng trong thời gian mưa lớn; Tránh xa khu vực đã có cảnh báo nguy cơ sạt lở đất.

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá ở huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái trước đây, nay là tỉnh Lào Cai

Cùng với đó là di chuyển người và tài sản thiết yếu đến các khu vực an toàn do chính quyền địa phương quy định khi sạt lở đất theo cấp độ xảy ra. Đồng thời chấp hành nghiêm các khuyên cáo của chính quyền địa phương về phòng chống sạt lở đất, cảnh báo khu vực sạt lở đất, cảnh báo các tuyến đường trong và liên quan đến khu vực sạt đất, cảnh báo về thời gian ở tại nơi cứ trú, cảnh báo về thời gian tham gia giao thông, cảnh báo về thời gian làm việc…

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Bản đồ phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá có màu đỏ sẫm là có nguy cơ rất cao, màu hồng là nguy cơ cao ở khu vực Bảo Yên, tỉnh Lào Cai

Ngoài ra, tích trữ lương thực, thuốc men, dụng cụ thiết yếu, trang thiết bị bảo hộ, chiếu sáng, đun nấu… cho sinh hoạt và đề phòng bệnh dịch…
Đặc biệt là thường xuyên theo dõi các cảnh báo, thông tin của chính quyền địa phương về thời tiết, khí hậu... và báo cáo cho chính quyền địa phương các hiện tượng, biểu hiện của trượt lở đất để chính quyền địa phương thực hiện các phương án phòng chống sạt lở đất theo các phương án.

Theo kết quả thống kê trong điều tra cho thấy, trên địa bàn miền núi khu vực 25 tỉnh miền núi Bắc Bộ và Trung Bộ, các đơn vị điều tra trong Đề án "Điều tra, đánh giá và phân vùng cảnh báo nguy cơ trượt lở đất đá các vùng miền núi Việt Nam” xác định được 12.099 vị trí có biểu hiện TLĐĐ từ giải đoán ảnh viễn thám và phân tích địa hình trên mô hình lập thể số, 14.726 vị trí đã xảy ra TLĐĐ từ khảo sát thực địa.
Trong đó, số lượng điểm trượt giải đoán được ghi nhận nhiều nhất tại các tỉnh Sơn La (1.791 điểm), Nghệ An (1.347 điểm), Thanh Hóa (1.194 điểm), Hà Giang (1.161 điểm),... song mật độ phân bố của chúng theo diện tích tự nhiên lại được ghi nhận nhiều nhất ở các tỉnh Hà Giang (0,146 điểm/km2), Thanh Hóa (với 0,145 điểm/km2), Sơn La (0,127 điểm/km2)...

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

Đỗ Hùng (thực hiện)

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

Diễn đàn

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Hành trình đến Net Zero: Hỗ trợ kỹ thuật và tiếp cận nguồn vốn xanh