Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

03/07/2025

TN&MTSáng 2/7, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với các bộ, ngành về dự thảo Chương trình phát triển ngành Công nghiệp môi trường đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong bối cảnh chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững, công nghiệp môi trường (CNMT) đang được xác định là một trong những ngành kinh tế trọng điểm, có vai trò then chốt trong việc nâng cao năng lực tự chủ công nghệ, cải thiện năng suất và chất lượng tăng trưởng. Đây cũng là lĩnh vực có tiềm năng lớn để thu hút đầu tư, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và hỗ trợ quá trình giảm phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát thể chế, chính sách đã ban hành, đề xuất bổ sung những quy định còn thiếu, đặc biệt trong lĩnh vực thuế và tài chính - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Xây dựng CNMT thành ngành kinh tế độc lập, có sức cạnh tranh

Theo dự thảo Chương trình, mục tiêu tổng quát là xây dựng và phát triển CNMT trở thành ngành kinh tế độc lập, có đóng góp quan trọng trong cơ cấu kinh tế quốc dân. Ngành phải đáp ứng tốt nhu cầu trong nước về bảo vệ môi trường, đồng thời có khả năng tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu về công nghệ, thiết bị, sản phẩm môi trường.

Một số mục tiêu cụ thể của Chương trình là đến năm 2030, công nghệ, thiết bị, sản phẩm ngành CNMT phải đáp ứng từ 60–80% nhu cầu trong nước trong các lĩnh vực xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn, chất thải nguy hại và đo lường môi trường. Tỉ lệ này tăng lên 80–90% vào năm 2035. Ngoài ra, ngành cần từng bước hình thành thị trường hàng hóa môi trường trong nước, phát triển năng lực xuất khẩu thiết bị, sản phẩm có lợi thế cạnh tranh.

Một trong những định hướng lớn là lấy doanh nghiệp tư nhân làm trung tâm, hỗ trợ thông qua các cơ chế ưu đãi về tín dụng xanh, chính sách thuế, ưu đãi đầu tư, thúc đẩy hình thành hệ sinh thái đổi mới sáng tạo trong CNMT. Cùng với đó là các giải pháp đồng bộ về thể chế, tiêu chuẩn – quy chuẩn kỹ thuật, phát triển thị trường và hạ tầng dữ liệu.

Chương trình nhấn mạnh vai trò của nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và phát triển sản phẩm mới – nhất là các công nghệ tiên tiến về xử lý chất thải, tái chế, tiết kiệm năng lượng, sản xuất thông minh. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ sinh học, cảm biến, điều khiển tự động, phần mềm quản trị thông minh được khuyến khích phát triển và đưa vào sản xuất.

Song song với đó, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho CNMT cũng được coi là giải pháp trọng tâm. Chương trình sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nhu cầu nhân lực, tổ chức đào tạo, tập huấn cho cán bộ quản lý nhà nước và doanh nghiệp, hình thành đội ngũ chuyên gia có năng lực tiếp cận công nghệ và thị trường quốc tế.

Góp ý cho dự thảo, các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải xác định đúng và trúng các nhiệm vụ ưu tiên, đáp ứng yêu cầu thực tiễn phát triển ngành CNMT; tạo "sân chơi cho doanh nghiệp", có chính sách ưu đãi thuế, đất đai, giá thuê nhằm tạo động lực thực sự cho doanh nghiệp; hỗ trợ chuyển giao công nghệ, đầu tư sản xuất trong nước và nội địa hóa thiết bị; chỉ rõ bộ, ngành chủ trì, thời gian thực hiện, kết quả đầu ra bảo đảm khả thi, có trọng tâm, trọng điểm.

Bên cạnh đó, có ý kiến cho rằng cần bổ sung các cơ chế, quy định nhằm huy động tổng hợp các nguồn lực: chi sự nghiệp, đầu tư công, xã hội hóa, ODA, FDI.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Lê Công Thành cho rằng, cần tham khảo kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng khu công nghiệp chuyên về tái chế, công nghệ nước hoặc xử lý rác thải; bổ sung nhóm nhiệm vụ phát triển công nghiệp xử lý chất thải xây dựng, nông nghiệp và tái chế pin mặt trời…

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân, Phó Thủ tướng lưu ý, những lĩnh vực có chi phí cao, rủi ro lớn hoặc chưa có doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực thì khu vực công cần đi trước mở đường - Ảnh: VGP/Minh Khôi

Hoàn thiện thể chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp môi trường

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá dự thảo Chương trình mới chỉ dừng ở mức định hướng hành động, nội dung còn chung chung, thiếu định lượng, chưa xác định rõ cơ quan chủ trì, đơn vị thực hiện, chưa có kế hoạch triển khai cụ thể hay mục tiêu đo lường hiệu quả. Bộ Công Thương phải rà soát lại cách tiếp cận, xác lập mục tiêu cụ thể và lộ trình triển khai rõ ràng cho từng giai đoạn phát triển CNMT.

Trước mắt, đến năm 2025, cần xác định rõ ngành CNMT – bao gồm cả lĩnh vực dịch vụ – phải trở thành ngành kinh tế quan trọng, đóng vai trò chiến lược trong bảo đảm độc lập, tự chủ khi xử lý các thách thức môi trường của đất nước, tiến tới xuất khẩu công nghệ, sản phẩm và dịch vụ môi trường.

Mỗi lĩnh vực trong CNMT cần có mục tiêu cụ thể. Đơn cử như xử lý chất thải đặt chỉ tiêu xử lý triệt để chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại, nước thải đô thị và công nghiệp. Kinh tế tuần hoàn xác định tỷ lệ tái chế, tái sử dụng trong công nghiệp, xây dựng, khai khoáng. Năng lượng sạch nêu rõ tỷ lệ ứng dụng trong sản xuất, giao thông, xây dựng. Giám sát môi trường làm rõ số lượng trạm quan trắc, mức độ tự động hóa, phạm vi bao phủ. Dịch vụ môi trường hướng đến xây dựng hệ sinh thái đa dạng với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế.

"Các mục tiêu phải gắn với năng lực công nghệ trong nước, từ mức nhập khẩu từng phần đến làm chủ hoàn toàn, giảm dần phụ thuộc vào thiết bị ngoại nhập", Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương rà soát thể chế, chính sách đã ban hành, đề xuất bổ sung những quy định còn thiếu. Đặc biệt trong lĩnh vực thuế và tài chính, cần xem xét điều chỉnh thuế nhập khẩu, thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp ngành môi trường; có cơ chế khuyến khích chuyển giao công nghệ khi đầu tư, ưu đãi khi đáp ứng tiêu chuẩn; hỗ trợ nghiên cứu – triển khai (R&D), chuyển giao công nghệ, đào tạo nhân lực cho ngành CNMT, bao gồm cả việc sử dụng các quỹ đã hình thành (quỹ môi trường, quỹ đổi mới sáng tạo, quỹ khoa học công nghệ...).

Chương trình cũng cần phân vai rõ ràng, giao nhiệm vụ cụ thể trong nghiên cứu, sản xuất, đầu tư, ban hành tiêu chuẩn – quy chuẩn. Đồng thời, xác định rõ danh mục công nghệ ưu tiên phát triển giai đoạn 2025–2030, gồm: Công nghệ điện rác; xử lý nước thải đô thị/công nghiệp; vật liệu xây dựng tái chế; tái chế chất thải từ năng lượng tái tạo (điện mặt trời, điện gió); hệ thống quan trắc môi trường; nhựa sinh học, vật liệu xanh... Mỗi danh mục cần phân nhóm: nhập khẩu có điều kiện, khuyến khích sản xuất trong nước, bắt buộc chuyển giao công nghệ.

Nhấn mạnh vai trò chủ đạo của doanh nghiệp tư nhân, Phó Thủ tướng lưu ý, những lĩnh vực có chi phí cao, rủi ro lớn hoặc chưa có doanh nghiệp tư nhân đủ năng lực thì khu vực công cần đi trước mở đường – như xử lý chất thải nguy hại, phát triển vật liệu thân thiện môi trường, quan trắc môi trường quy mô lớn, công nghệ tái chế rác thải điện gió, điện mặt trời...

Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực năng lượng, xây dựng, công nghiệp cần được giao thực hiện các dự án mẫu về CNMT để làm cơ sở nhân rộng trên toàn quốc.

Cùng với đó, cần thúc đẩy hợp tác công – tư trong nghiên cứu và sản xuất sản phẩm mới. Nhà nước hỗ trợ vốn, hạ tầng và đào tạo nhân lực; doanh nghiệp triển khai thực tế, vận hành, thương mại hóa sản phẩm. Đồng thời, xây dựng các trung tâm công nghiệp môi trường cấp quốc gia, tập trung năng lực sản xuất, chuyển giao và đổi mới sáng tạo, thay vì triển khai dàn trải, nhỏ lẻ, thiếu hiệu quả.

Theo nongnghiep.vn

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Tiếp thu góp ý cho Đề án thành lập Viện Khoa học Thủy sản mới

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Nông nghiệp

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Phát triển

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Diễn đàn

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông