Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

03/07/2025

TN&MTTỉnh Lạng Sơn với trên 593.000 ha đất có rừng là một trong những địa phương có diện tích rừng lớn của cả nước. Không chỉ là lá chắn sinh thái nơi địa đầu Tổ quốc, hệ sinh thái rừng tại đây còn là nguồn lực quan trọng cho phát triển lâm nghiệp, ổn định đời sống đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng biên giới.

Những năm qua, Lạng Sơn đã có nhiều nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, gắn kết chặt chẽ với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, thực tiễn địa phương vẫn đặt ra nhiều thách thức, yêu cầu phải tiếp tục đổi mới tư duy quản lý, tăng cường nguồn lực và hoàn thiện chính sách pháp luật.
Chủ động kiểm soát vi phạm, nâng cao hiệu quả bảo vệ rừng
Theo ông Nguyễn Hữu Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn (Chi cục), năm 2024 và 6 tháng đầu năm 2025 ghi nhận chuyển biến rõ rệt trong công tác kiểm tra, xử lý vi phạm lâm luật.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Ông Nguyễn Hữu Hưng, Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn

“Chúng tôi đã duy trì ổn định bộ máy kiểm lâm với 86 công chức phụ trách 178 xã, phường, thị trấn có rừng, đồng thời chỉ đạo các Hạt Kiểm lâm địa phương tăng cường tuần tra, tuyên truyền, phối hợp lực lượng chức năng truy quét lâm tặc, từ đó tình trạng vi phạm đã giảm mạnh cả về số vụ lẫn tính chất vi phạm”, ông Hưng chia sẻ.
Cụ thể: Năm 2024, toàn tỉnh phát hiện và xử lý 135 vụ vi phạm, giảm 52,94% so với năm 2023 (giảm 120 vụ); những tháng đầu năm 2025, phát hiện 36 vụ, giảm 20,2% so với cùng kỳ.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Kiểm lâm của Chi cục tuần tra bảo vệ rừng

Bên cạnh công tác tuần tra, Chi cục cũng đẩy mạnh truyền thông pháp luật, tổ chức hơn 1.000 buổi tuyên truyền lưu động tại xã, thôn bản, cấp phát hàng vạn tờ rơi, xây dựng mô hình “thôn bản tự quản rừng”.
“Chúng tôi kiên trì thay đổi nhận thức cộng đồng, nhất là người dân vùng sâu, vùng cao còn phụ thuộc vào tài nguyên rừng. Khi người dân hiểu rõ lợi ích giữ rừng, họ sẽ đồng hành cùng chính quyền”, ông Hưng nhấn mạnh.

Tăng tốc phát triển rừng: Từ cây giống đến quy hoạch chiến lược
Phát triển rừng là nhiệm vụ trung tâm trong chính sách lâm nghiệp tỉnh Lạng Sơn. Chi cục Kiểm lâm đã tham mưu UBND tỉnh triển khai đồng bộ các nghị quyết, kế hoạch, đề án về phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021–2030.
Theo thống kê của Chi cục Kiểm lâm tỉnh Lạng Sơn: Năm 2024, toàn tỉnh trồng mới 9.700 ha rừng tập trung (đạt 108% kế hoạch), trong đó rừng gỗ lớn 1.583,92 ha; Trồng cây phân tán đạt 5,4 triệu cây (đạt 242% kế hoạch); Khai thác gỗ rừng trồng đạt 346.044 m³; Năng suất rừng trồng đạt 15–18 m³/ha/năm; Gieo ươm hàng năm 300–400 triệu cây giống với các loại chủ lực như Keo, Bạch đàn, Quế, Hồi, Lát hoa,...

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng kiểm tra Cơ sở sản xuất giống cây Lâm nghiệp

Trong 6 tháng đầu năm 2025, toàn tỉnh đã trồng thêm 4.057 ha rừng, đạt 45% kế hoạch năm, cho thấy tiến độ sản xuất lâm nghiệp diễn ra tích cực ngay từ đầu năm.
“Để đạt được kết quả này, chúng tôi đã phân giao cụ thể từng chỉ tiêu đến từng huyện, hướng dẫn kỹ thuật, kiểm soát chặt chẽ nguồn giống và khuyến khích trồng rừng gỗ lớn nhằm nâng cao giá trị kinh tế rừng”, ông Hưng cho biết.
Trồng rừng thay thế: Nhiều kết quả tích cực nhưng còn không ít vướng mắc
Trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng đất rừng là quy định bắt buộc, có vai trò quan trọng trong bảo đảm cân bằng sinh thái. Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn: có 50 dự án đã nộp tiền trồng rừng thay thế về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, tương ứng với 1.453,87 ha, với tổng số tiền hơn 145,41 tỷ đồng; Diện tích đã trồng thực tế đạt 563,82 ha tại các huyện Văn Lãng, Lộc Bình, Đình Lập, Tràng Định và Ban Quản lý rừng đặc dụng Mẫu Sơn; Diện tích đang thực hiện thủ tục đầu tư: 401,27 ha; 488,78 ha chưa được bố trí quỹ đất trồng, có thể phải chuyển giao cho các tỉnh khác thực hiện theo quy định.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Rừng trồng thay thế ở khu vực Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

“Chúng tôi đã tham mưu Sở Nông nghiệp và Môi trường ban hành đơn giá trồng rừng thay thế, hướng dẫn chi tiết cho từng dự án, đảm bảo quy trình minh bạch, đúng quy định. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là quỹ đất trống tại Lạng Sơn không còn nhiều”, ông Hưng nói.
Một số nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành nghĩa vụ trồng rừng thay thế. Cụ thể: 2 dự án (Hồ Bản Lải giai đoạn 2 và Nhà máy chế biến hoa Hồi Lạng Sơn) hết hiệu lực do quá thời hạn 24 tháng không thực hiện thủ tục chuyển mục đích; 4 dự án khác đã có chủ trương nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ trồng rừng thay thế, trong đó có Dự án Nhà máy sản xuất gỗ viên nén, Cụm công nghiệp Hòa Sơn 1, Mỏ đất san lấp Minh Sơn 2, ...
“Chúng tôi đang phối hợp với Sở, báo cáo UBND tỉnh để yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp chậm trễ, không để tồn đọng kéo dài gây thất thoát tài nguyên”, ông Hưng khẳng định.
Bảo tồn đa dạng sinh học: Gìn giữ hệ sinh thái vùng núi đặc thù
Tỉnh Lạng Sơn là nơi cư trú của nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Trong năm 2024, Chi cục Kiểm lâm đã đạt nhiều kết quả nổi bật trong lĩnh vực bảo tồn: Tiếp nhận và xử lý 09 cá thể động vật hoang dã do người dân tự nguyện giao nộp; Triển khai trồng 575 cây Đào Mẫu Sơn nhằm bảo tồn loài thực vật đặc hữu quý hiếm; Xóa bỏ hoàn toàn tình trạng nuôi nhốt Gấu trái phép trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Chi cục đang trình đề cương và kinh phí để thực hiện nhiệm vụ xây dựng danh mục thành phần loài động, thực vật quý hiếm tại Lạng Sơn.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Cán bộ Kiểm lâm thả cá thể chim Cao Cát bụng trắng về rừng đặc dụng Hữu Liên, tỉnh Lạng Sơn

“Đây sẽ là công cụ quan trọng giúp theo dõi, giám sát và cập nhật dữ liệu phục vụ quản lý, nghiên cứu, bảo tồn lâu dài”, ông Hưng nhấn mạnh.
Phòng cháy chữa cháy rừng: Huy động cả hệ thống chính trị
Với đặc điểm rừng trồng chủ yếu là Thông, Keo, Bạch đàn – những loài dễ bắt cháy – Lạng Sơn tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng cao trong mùa khô. Do đó, Chi cục Kiểm lâm đã triển khai các giải pháp đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở: Tham mưu ban hành Quyết định 11/2024/QĐ-UBND về cấp dự báo cháy rừng và bảng tra cấp cháy; Ban hành Phương án 14/PA-UBND về huy động lực lượng, phương tiện chữa cháy quy mô lớn; Ký Quy chế phối hợp số 01/QCPH-CCKL-PC07 với Công an tỉnh về công tác PCCCR; Tổ chức trực PCCCR 24/24 giờ tại các vùng trọng điểm cháy; Hàng ngàn buổi tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh thôn bản và phát tờ rơi khuyến cáo không sử dụng lửa trong rừng.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Diễn tập PCCCR ở khu vực Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn

“Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, chúng tôi đang kiểm soát tốt nguy cơ cháy rừng. Quan trọng là nâng cao ý thức của chủ rừng và người dân – yếu tố then chốt trong phòng cháy chữa cháy rừng”, ông Hưng chia sẻ.
Những rào cản cần được tháo gỡ
Dù đạt nhiều thành quả, ông Hưng cho biết công tác quản lý rừng tại Lạng Sơn vẫn gặp một số khó khăn:
Một là, lực lượng kiểm lâm mỏng: Bình quân mỗi cán bộ phụ trách 2–3 xã, trong khi địa bàn rộng, địa hình phức tạp;
Hai là, người dân còn phụ thuộc vào rừng, tình trạng phá rừng trồng lại để hưởng lợi chính sách vẫn tiềm ẩn;
Ba là, khó khăn trong trồng rừng thay thế do thiếu quỹ đất và không đồng đều giữa các huyện;
Bốn là, một số quy định pháp lý còn chồng chéo, nhất là việc xác định nghĩa vụ trồng thay thế, chuyển mục đích sử dụng đất rừng và kiểm soát nghĩa vụ tài chính.
Kỳ vọng từ chính sách mới và quản lý hiện đại
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường Chi cục Kiểm lâm Lạng Sơn kỳ vọng, thời gian tới, sẽ có sự thay đổi rõ rệt từ cả hai phía: hoàn thiện chính sách trung ương và đổi mới tổ chức thực thi ở địa phương.
“Chúng tôi mong muốn Nhà nước tiếp tục hoàn thiện quy định liên quan đến trồng rừng thay thế, sử dụng linh hoạt quỹ đất liên tỉnh, đẩy mạnh số hóa dữ liệu quản lý rừng và tăng cường phân cấp, giao quyền cho cơ sở”, ông Hưng kiến nghị.

Lạng Sơn chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Màu xanh ở rừng Lạng Sơn

Song song, địa phương cũng cần tiếp tục: Đầu tư thiết bị, công nghệ theo dõi rừng qua vệ tinh; Tăng ngân sách cho kiểm lâm địa bàn; Huy động các doanh nghiệp tham gia bảo vệ rừng theo hình thức xã hội hóa; Phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành và tổ chức quốc tế trong quản lý rừng bền vững, gắn với thị trường tín chỉ carbon lâm nghiệp.
Từ thực tiễn địa phương cho thấy: Quản lý rừng hiệu quả không chỉ là trách nhiệm của lực lượng kiểm lâm mà là nhiệm vụ chung của cả hệ thống chính trị, cộng đồng và doanh nghiệp. Với quyết tâm chính trị cao, cùng các chính sách đổi mới sát thực tế, tỉnh Lạng Sơn đang từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững, hài hòa giữa phát triển kinh tế và gìn giữ hệ sinh thái rừng nơi biên cương Tổ quốc.

“Chúng tôi luôn xác định: Giữ rừng là giữ lấy sinh kế cho người dân, là giữ nền tảng cho phát triển bền vững và giữ vững chủ quyền lãnh thổ. Công tác quản lý bảo vệ rừng tại Lạng Sơn sẽ tiếp tục được siết chặt, bài bản và hiệu quả hơn nữa trong thời gian tới”,  ông Hưng khẳng định.

Đỗ Hùng

>>>>> Xin vui lòng xem thêm:

Hà Tĩnh: Tích cực nâng cao công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng;

Giữ vững màu xanh cho rừng Vân Hồ: Hiệu quả từ sự vào cuộc đồng bộ;

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng;

Tăng cường bảo vệ và phát triển rừng bền vững tại Thái Nguyên;

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

 

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bắc Ninh sắp xếp tổ chức bộ máy sau sáp nhập

Phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại lễ kỷ niệm 110 năm ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh

Việt Nam - Argentina hợp tác mở rộng thị trường nông sản, thực phẩm

Dự thảo Nghị định về EPR: Tháo gỡ, làm rõ một số nội dung quan trọng trong quản lý nhà nước về môi trường

Nông nghiệp

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Từ Biên bản ghi nhớ đến hành động: Lâm Đồng phát triển công nghệ sinh học nông nghiệp

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Cao Bằng chi trả gần 33 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng

Hạt Kiểm lâm Hữu Lũng: Chủ động bảo vệ, phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Ứng dụng AI - Nâng chuẩn an toàn thực phẩm, phát triển doanh nghiệp xanh

Chính sách

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Tập trung ứng phó với mưa lớn ở miền núi trung du Bắc Bộ

Phát triển

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Định hướng ngành Nông nghiệp và Chăn nuôi phát triển theo tiêu chuẩn toàn cầu

Diễn đàn

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025

Thời tiết ngày 30/6: Khu vực Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Nam Bộ chiều tối mưa dông

Thời tiết ngày 29/6: Bắc Bộ cục bộ mưa rất to, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông