Vai trò của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường với truyền thông bảo vệ môi trường

20/12/2023

TN&MTBảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, đây được coi như một nhiệm vụ cơ bản, cấp bách nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội hiện tại và tương lai.

Vai trò của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường với truyền thông bảo vệ môi trường

Đối tượng và mục tiêu của truyền thông trong công tác bảo vệ môi trường

Bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của nhân loại, đây được coi như một nhiệm vụ cơ bản, cấp bách nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội hiện tại và tương lai. Tuy nhiên, công tác BVMT đã và đang đứng trước những thách thức to lớn. Vậy nên truyền thông môi trường, trong đó cụ thể là báo chí là một công cụ quan trọng trong QLNN về môi trường, phòng ngừa, ứng phó sự cố về môi trường và báo chí đã vận dụng một cách đa dạng nhằm đạt được sự hiểu biết chung, thay đổi nhận thức dẫn tới thay đổi hành vi của cộng đồng về công tác BVMT. Trải qua gần 20 năm hoạt động, Tạp chí TN&MT có bề dày lịch sử, đúc kết nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác truyền thông BVMT, với ấn bản 2 kỳ/tháng, đã tuyên truyền kịp thời, định hướng, chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, Bộ, ngành về công tác BVMT trong từng giai đoạn phát triển KT-XH.

Thống kê qua các bài viết trên Tạp chí trong những năm qua cho thấy, truyền thông môi trường nhằm vào việc chia sẻ nhận thức về phương thức sống bền vững và xây dựng khả năng giải quyết các vấn đề môi trường cho cộng đồng xã hội. Do vậy, có thể chia thành 2 dạng đối tượng của truyền thông về môi trường cụ thể:

Đối tượng phản ánh là thành phần môi trường như: Suy thoái, đa dạng sinh học, ô nhiễm môi trường,… Đối tượng tham gia quản lý và chịu tác động: Các cơ quan Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội, các nhà quản lý, các nhà khoa học, giới truyền thông và công chúng, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.

Mục tiêu của truyền thông BVMT gồm 3 nội dụng chính là: Nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề môi trường. Cung cấp các thông tin cần thiết ảnh hưởng của môi trường trong đời sống. Các tồn tại của môi trường và hậu quả trực tiếp đến môi trường sống của con người; thay đổi thái độ của người dân về BVMT. Mở ra các cơ hội mới cho môi trường và cho cuộc sống của các loài. Trách nhiệm của cộng đồng thể hiện với từng hành động nhỏ, của từng cá nhân để tạo nên hiệu quả lớn về BVMT; xác định tiêu chí và hướng dẫn cách lựa chọn hành vi môi trường có tính bền vững, đề xuất các giải pháp cần thiết thực hiện các quan điểm của Đảng và Nhà nước, đồng thời khuyến khích và vận động người dân BVMT mang lợi ích cho cuộc sống.

Vai trò của Tạp chí Tài nguyên và Môi trường với truyền thông bảo vệ môi trường

GS, TS. Lê Quân, Đại biểu Quốc hội khoá XV, Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội và TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí TN&MT, cùng các đại biểu trồng cây chương trình "Trường xanh" tại Đại học Quốc gia Hà Nội

Vai trò của Tạp chí trong truyền thông đối với công tác bảo vệ môi trường

Tạp chí TN&MT là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ TN&MT, hoạt động theo Luật Báo chí, Luật Xuất bản và các quy định của pháp luật; có chức năng thông tin nghiên cứu khoa học, lý luận, nghiệp vụ; tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các hoạt động quản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ TN, MT về các lĩnh vực thuộc phạm vi của Bộ TN&MT, Tạp chí là diễn đàn trao đổi thông tin giữa Nhân dân và Nhà nước. Tạp chí mở diễn đàn ở trên các phương tiện truyền thông đại chúng để đăng tải các ý kiến, hay mở những diễn đàn trực tiếp góp phần thu thập ý kiến của người dân được công khai, minh bạch, phản ánh các vấn đề để người dân bày tỏ quan điểm, ý kiến của mình về mô hình BVMT.

Tạp chí truyền thông chính sách BVMT: Tham gia lấy ý kiến của người dân, chuyên gia, tổ chức, của các cơ quan báo chí, đóng góp vào những dự thảo hoạch định chính sách, chính sách cụ thể về bảo vệ TN&MT ứng phó với BĐKH,... Tạp chí thực hiện chức năng là tham gia quản lý, giám sát, phản biện xã hội, là kênh thông tin chính thống góp phần phản ánh toàn diện và kịp thời thực trạng môi trường và các hoạt động quản lý môi trường, khơi dậy và định hướng xã hội về các vấn đề môi trường, phát hiện và phổ biến thông tin các điển hình tiên tiến về TN&MT.

Nhờ tính đại chúng, tính công khai - minh bạch của báo chí đã làm tăng thêm sự quan tâm của công chúng đến vấn đề môi trường. Từ đó, dư luận xã hội được hình thành và thể hiện những ý kiến của công chúng lại là một trong những yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến các nhà hoạch định chính sách. Tuyên truyền nhận thức về Luật BVMT năm 2020, các nghị quyết, nghị định của Đảng và Nhà nước góp phần tuyên truyền rộng rãi chính sách người dân và doanh nghiệp đến dân. Tránh những sai phạm, vi phạm pháp luật không đáng có liên quan đến môi trường. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân về chính sách môi trường từ đó thực thi nghiêm chỉnh và đúng quy định của pháp luật. Bên cạnh đó, giám sát việc thực thi chính sách, phát hiện những bất cập, việc lợi dụng chính sách. Đánh giá hiệu quả chính sách thông qua dư luận công chúng xã hội và thông qua chính sự thăm dò, khảo sát, đánh giá của cơ quan báo chí.

Trong những năm qua, Tạp chí đã góp phần tạo dựng dư luận xã hội nhằm thay đổi nhận thức và hành động của công chúng với môi trường từ những điều “mắt thấy tai nghe”, các phóng viên đã đến tận nơi quan sát và thu thập thông tin, phản ánh đưa tin lên báo chí những điểm nóng về môi trường. Góp phần phòng ngừa, đấu tranh vi phạm và BVMT.

Trước xu hướng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ Tư đang dần hiện hữu, hơn lúc nào hết vấn đề môi trường đang được sự quan tâm đông đảo công chúng. Nắm được nhu cầu đó, tạp chí đã phát hành Tạp chí TN&MT điện tử liên tục phản ánh được nhiều khía cạnh của môi trường, từ môi trường tự nhiên đến môi trường xã hội. Đã tạo ra cơ chế trong việc hình thành và phát triển các diễn đàn thông tin TN, MT, ứng phó BĐKH và giải pháp cho phát triển bền vững trên các phương tiện truyền thông đại chúng để tạo dựng và thúc đẩy làm trong sạch môi trường sống của con người. Đó cũng là một đặc trưng của báo chí hiện đại Việt Nam - một nền báo chí mang đậm chất nhân văn và truyền thống văn hóa yêu thiên nhiên, yêu hòa bình của dân tộc ta.

Nâng cao vai trò của Tạp chí trong công tác truyền thông về bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững

Thứ nhất, Tạp chí cần chú trọng các nội dung nhấn mạnh lợi ích và trách nhiệm của người dân, doanh nhân, doanh nghiệp trong BVMT và phát triển bền vững. Đặc biệt đối với vấn đề môi trường doanh nhân là người cần nhận thức đúng đắn nhằm lãnh đạo doanh nghiệp có ý thức BVMT và tài nguyên thiên nhiên, môi trường sống cho mình và cộng đồng. Do đó, vấn đề BVMT và phát triển bền vững là một trong những nội dung quan trọng trong truyền thông cho doanh nghiệp. Theo đó, thực hiện truyền thông về môi trường và phát triển bền vững cho doanh nhân là một trong những nhiệm vụ quan trọng.

Truyền thông đối với doanh nghiệp luôn phải đi kèm với lợi ích, lợi nhuận doanh nghiệp đạt được. Do đó, có thể nhấn mạnh những vấn đề sau về lợi ích doanh nghiệp: BVMT đi đôi với tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tăng phí cho thực hiện BVMT; bù lại công chúng quan tâm đến những sản phẩm mang tính thân thiện với môi trường - dễ phân huỷ, mặc dù có giá thành cao nhưng với ưu điểm thân thiện với môi trường thì doanh nghiệp vẫn bán được sản phẩm với số lượng lớn ra thị trường. Đó là quy luật tất yếu của công chúng tiêu dùng, tâm lý “sống xanh” của công chúng ngày càng được lan rộng và chú trọng hơn, buộc các doanh nghiệp cần thích ứng và chuyển mình theo nhu cầu tâm lí thân thiện với môi trường của đối tượng khách hàng. Ngoài ra, việc quan tâm đến kỹ thuật với nhiều quy định về vệ sinh, đo lường, bao bì, đóng gói, về BVMT sinh thái,… nhằm bảo đảm sức khoẻ cho cộng đồng và người tiêu dùng. Khách hàng sẽ càng chú trọng đến mức độ sạch của sản phẩm, trong đó có sạch về môi trường. Vậy nên, việc BVMT sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua các rào cản kỹ thuật, thâm nhập sau vào thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của sản phẩm; tăng cường phát triển con đường hội nhập của doanh nghiệp.

Thứ hai, nâng cao hiệu quả truyền thông về văn bản pháp lý về BVMT như các văn bản Luật, Nghị định, Nghị quyết, Thông tư mới nhất đến người dân, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức về những điểm mới đã bổ sung đầy đủ chế tài cho các quy định mới tại Luật,… về các vi phạm quy định về Giấy phép môi trường, đăng ký môi trường; vi phạm quy định về vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải sau khi được cấp phép môi trường; vi phạm các quy định về BVMT trong quản lý các chất ô nhiễm khó phân hủy và nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; vi phạm dán nhãn và công bố thông tin có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy; vi phạm công bố thông tin quan trắc chất lượng môi trường, công khai thông tin môi trường, cung cấp, cập nhật thông tin, dữ liệu cho cơ sở dữ liệu môi trường; vi phạm quy định về trách nhiệm tái chế, thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu; vi phạm các quy định về giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ô dôn; vi phạm đối với thực hiện quy định về BVMT di sản thiên nhiên; vi phạm sử dụng dịch vụ hệ sinh thái tự nhiên,… Mức xử phạt tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP đã được áp dụng điều chỉnh phù hợp với yêu cầu quản lý và thực tiễn.

Thứ ba, tạo kênh thông tin rộng rãi để biểu dương điển hình tiên tiến về nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, xây dựng mô hình tiên tiến,… Bên cạnh đó, đi đôi với phê phán những tiêu cực, sai phạm trong BVMT. Nhiều doanh nghiệp ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài (có trụ sở tại Việt Nam) đều đã và đang có những sự quan tâm đặc biệt đến vấn đề môi trường. Doanh nghiệp Việt Nam đối với vấn đề môi trường đã phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh một cách hiệu quả, đã chủ động áp dụng các giải pháp xử lý chất thải và đầu tư chuyển mới công nghệ trong sản xuất. Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài với lợi thế về vốn, khoa học, công nghệ và kinh nghiệm quản lý đã áp dụng các biện pháp xử lý chất thải khi ra môi trường một cách có hiệu quả. Việt Nam đang trong xu thế hội nhập ngày càng sâu và rộng trên thế giới, đặc biệt nước ta đã là thành viên WTO, áp lực cạnh tranh hàng hóa trên thị trường ngày càng quyết liệt đã đặt ra cho các doanh nghiệp - Vừa có ý nghĩa sống còn, cũng vừa là thách thức và cơ hội cho doanh nghiệp. Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ đó, những doanh nghiệp “xanh”, với những sản phẩm “xanh” sẽ là những doanh nghiệp chiếm ưu thế trên thị trường.

TS. NGUYỄN TIẾN DŨNG 

Học viện Cảnh sát Nhân dân

Nguồn: Tạp chí Tài nguyên và Môi trường số 17+18 (Kỳ 1+2 tháng 9) năm 2023

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Bộ NN&MT: Đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng ngành ở mức cao nhất

Lựa chọn đầu tư mở rộng hoàn chỉnh đoạn tuyến cao tốc phải khoa học, sát thực tiễn, khả thi, hiệu quả

Nuôi, trồng dược liệu dưới tán rừng phải gắn chặt với 'giữ dân, giữ rừng'

Việt Nam - Cuba: Hợp tác nông nghiệp, thủy sản là mũi nhọn

Nông nghiệp

Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP 3 - 4 sao, hướng đến phát triển bền vững

Hà Tĩnh: Nâng cao nhận thức và kỹ năng về chú trọng công tác vệ sinh môi trường trong chăn nuôi

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi trồng thủy sản với mô hình xen ghép tôm sú và cá rô phi đơn tính tại Hà Tĩnh

Hành trình kết nối và lan tỏa giá trị OCOP tại miền Trung thân thương của Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường

Tài nguyên

Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam năm 2025 có chủ đề: “Công nghệ xanh để đại dương bền vững”

Chuyển đổi mục đích sử dụng 6,94 ha rừng để thực hiện Dự án xây dựng đường bộ cao tốc Khánh Hòa -Buôn Ma Thuột

Phân cấp, gắn trách nhiệm quản lý tài nguyên khoáng sản

Xây dựng chính sách phân quyền đất đai cho mô hình chính quyền hai cấp

Môi trường

Ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý rủi ro lũ lụt: Giải pháp cấp thiết cho Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu

Tăng cường hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong quản lý thiên tai: Hướng tới mô hình mẫu phòng, chống sạt lở đất và lũ quét

Bảo đảm môi trường sống trong lành

Bảo tồn nguồn gen vật nuôi, thủy sản là nhiệm vụ chiến lược

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Nghiên cứu khoa học, công nghệ trong chăn nuôi, thú y, thuỷ sản, kiểm ngư: Thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ là trọng tâm, cốt lõi

Hội thảo Chuyên đề 3: Nhận diện thực trạng nghiên cứu khoa học trong các lĩnh vực: Môi trường, Tài nguyên nước, Viễn thám

Khoa học công nghệ - Đòn bẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp và môi trường

Dự báo hạn hán, thiếu nước dựa trên công nghệ viễn thám

Chính sách

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2025

Cục Quản lý và Xây dựng công trình thủy lợi đã kiểm tra hiện trường tình hình thực hiện các dự án thủy lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

Xây dựng, phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong giai đoạn mới

Nghiên cứu, rà soát kỹ phương án đầu tư đường kết nối Bình Phước - Đồng Nai qua cầu Mã Đà

Phát triển

Kỷ niệm 40 năm thành lập Tạp chí Người Hà Nội và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

Ngành Nông nghiệp và Môi trường: Tốc độ tăng trưởng trong quý I cao nhất trong những năm gần đây

Phát động Cuộc thi viết “Vượt lên số phận” lần thứ VIII

Long An: Top 2 địa phương cải cách mạnh nhất theo PCI 2005 - 2024

Diễn đàn

Thời tiết ngày 13/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ nắng ráo, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa dông

Phát triển bền vững một triệu hecta chuyên canh lúa chất lượng cao

Thời tiết ngày 12/5: Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ mát dịu, Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối mưa to

Thời tiết ngày 11/5: Mưa to trải dài khắp đất nước, nhiều nơi mưa trên 60mm