Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

03/07/2025

TN&MTTrước những biến đổi khí hậu ô nhiễm, thực phẩm bẩn, thực phẩm không rõ nguồn gốc, đang len lỏi trong đời sống chúng ta. Việc hiện thực những mô hình nông nghiệp sạch phổ biến, áp dụng khoa học kỹ thuật gần gũi với người nông dân trong thời đại mới là điều cấp thiết. Nhà nước khuyến khích nông dân đổi mới tư duy trong sản xuất hữu cơ nhằm hướng tới nông nghiệp bền vững, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người.

Cà chua Nova vàng là giống cà chua bi, có hình dạng thon dài, màu vàng tươi, và được biết đến với vị ngọt như trái cây, giòn tan, được nhiều người yêu thích, đặc biệt là trẻ nhỏ. Giống cà chua này có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với khí hậu Việt Nam và có năng suất cao, thích hợp trồng để kinh doanh. 

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

Những quả cà chua Nova vàng óng đang chờ thu hoạch

Để tìm hiểu về nhu cầu và thị hiếu của sản phẩm cà chua Nova vàng, phóng viên đến tại Fam của chị Nguyễn Thị Hạnh, tổ dân phố 14, thuộc phường (Khánh Xuân cũ) nay là phường Thành Nhất, tỉnh Đắk Lắk. Với tâm huyết chú trọng đến sức khoẻ cộng đồng và phục vụ nhu cầu của người tiêu dùng, chị Nguyễn Thị Hạnh cho biết, mới đầu chị đầu tư khởi nghiệp lắp ráp 1 nhà kính để thực hiện trồng cây cà chua khép kín. Vừa trồng vừa học hỏi, có lúc bối rối, băn khoăn trong quá trình thực nghiệm, nhưng với nỗ lực và quyết tâm cao, chị đã hoà mình vào trong những cây cà chua, theo dõi từ những nhũ hoa để biết được sức khoẻ từng quả cà. Hàm lượng vừa và đủ cho mỗi quả cà, hợp khẩu vị người tiêu dùng là điều mà chị quan tâm. Đam mê với nông nghiệp công nghệ cao. Quyết tâm, nhiệt huyết kết hợp áp dụng khoa học kỹ thuật, chăm cây như chăm con nhỏ, chị Nguyễn Thị Hạnh đã hiểu được nhu cầu sinh trưởng của loài cây cà chua này.

Cháy trong mình ấp ủ cơ hội thành công, chị không ngần ngại chia sẻ với chúng tôi. Đối với sản phẩm cà chua Nova vàng có 2 sự lựa chọn, nếu là hàng xuất khẩu, phải đạt tiêu chuẩn cho phép có trọng lượng từ 12gr đến 15gr mới đạt tiêu chuẩn, riêng hàng tiêu thụ trong nước tuy không khắt khe lắm, nhưng có một số điểm như không để bị nứt, không rụng cuống. Thời điểm thu hoạch tốt nhất từ 6h sáng đến 9h sáng. Sản phẩm trước khi xuất xưởng được kiểm tra nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng và uy tín với khách hàng. Mỗi quả cà đến tuổi thu hoạch đều được lau sạch trước khi đóng gói cho khách hàng.

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

Chị Nguyễn Thị Hạnh chủ Farm cà chua Nova, đang giới thiệu về quy trình chăm sóc giai đoạn trưởng thành

Cà chua cherry vàng gắn liền những giọt mồ hôi của nông dân đam mê tận tụy, hạnh phúc khi theo đuổi nghề. Farm cà chua Nova là bao tâm huyết mà chị Nguyễn Thị Hạnh xây dựng. Kinh nghiệm từ hệ lụy thực phẩm không an toàn, bán rẻ lương tâm và nghề nghiệp, chạy đua ăn xổi, vô tình ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Trong bối cảnh hiện nay nhu cầu cuộc sống tăng cao, những mô hình nông nghiệp hữu cơ xanh, sạch là hướng đi chuyển mình bắt nhịp thời kỳ 4.0. Nhận thức nhu cầu, không ngần ngại đầu tư vào trồng cà chua Nova vàng trong nhà kính lắp ghép, đã đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình chị Hạnh.

Cà chua Nova vàng có chứa nhiều dinh dưỡng như vitamin A, C, K, vitamin B6, kali, folate, thiamin, magiê, niacin, đồng, phốt pho nên nó là sự lựa chọn của nhiều lứa tuổi. Đam mê và theo đuổi nông nghiệp, gạt đi nhiều ý kiến trái chiều. Thời gian đầu mới vào nghề chị Hạnh gặp không ít lần khó khăn trắc trở. Đã có lần chị đổ xuống ao hàng tấn cà do chưa đủ kinh nghiệm về áp dụng khoa học kỹ thuật, với chị “Thất bại là mẹ thành công” kiên trì theo đuổi ước mơ của mình. Là người luôn kiên định với mục tiêu của mình, quyết tâm với nông nghiệp công nghệ cao, chị đã vượt qua nhiều thách thức. Mạnh dạn đầu tư, sau 3 năm đến nay đã có 10 nhà kính lắp ghép trồng cà chua, tương đương tổng diện tích 14 ngàn m2, các fam lần lượt đơm hoa kết trái, Trung bình mỗi fam đến vụ thu hoạch sản lượng đạt khoảng 10 tấn/ farm. Và khoảng 6 tháng thu hoạch 1 vụ. Để đảm bảo ổn định lượng cà chua quanh năm, chị đã tính toán xuống giống đều cho các farm để ổn định nhu cầu phục vụ khách hàng. Hiện nay giá cà chua Nova vàng trên thị trường đang có giá giao động khoảng 120 ngàn đồng/kg. Ngoài cung cấp cho các tỉnh thành, thì thị trường chủ yếu là Đà Lạt. Với quyết tâm sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, có chỗ đứng trên thị trường, khẳng định sản phẩm uy tín, để người tiêu dùng biết đến cà chua Nova vàng Đắk Lắk. Thế nhưng chất lượng đã có, còn thương hiệu riêng về cà chua Nova vàng Đắk Lắk vẫn còn là trong tương lai đối với chị.

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

Chị Nguyễn Thị Hạnh chủ Farm, đang giới thiệu với phóng viên về giá trị của cà chua Nova

Chi Cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Hắc Hiển bày tỏ, Chi cục khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng bền vững, quan tâm đến sức khỏe của người tiêu dùng, chú ý sản xuất tốt hơn, hướng tới lòng tin của người dân. Sản xuất nông nghiệp hữu cơ áp dụng công nghệ cao theo tiêu chuẩn, quy chuẩn tạo lòng tin để người tiêu dùng đón nhận sản phẩm. Kiểm soát ngay từ ban đầu, xuống giống tốt là rất quan trọng, đảm bảo quy trình sản xuất hữu cơ ra chứng nhận mới đủ điều kiện đi xa, xuất khẩu quốc tế. Đồng thời xây dựng tổ hợp tác, hoặc hợp tác xã, xây dựng cơ sở pháp lý mang tính bền vững. Tỉnh Đắk Lắk thường xuyên tổ chức đào tạo, tuyên truyền, tập huấn cho ngành nông nghiệp.

Bên cạnh đó tỉnh Đắk Lắk đã ban hành quyết định số 01 liên quan đến chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP). Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Đắk Lắk, quy định mức hỗ trợ cho các doanh nghiệp, trong đó có thể bao gồm cả các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp, để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, ưu thế cạnh tranh trên thị trường. Đặc biệt là các sản phẩm áp dụng VietGAP.

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

Du khách trải nghiệm và chụp ảnh với cà chua tại Farm

Đối với nông nghiệp Đắk Lắk có rất nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển sản xuất theo chiều sâu, tập trung. Sau hơn 6 năm triển khai thực hiện chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), đến nay, Đắk Lắk đã có hơn 240 sản phẩm (OCOP) đạt từ 3 - 4 sao, trong đó có 3 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 42 sản phẩm 4 sao, 195 sản phẩm 3 sao. Nhiều sản phẩm đã khẳng định được chất lượng, uy tín không chỉ với người tiêu dùng trong nước mà còn vươn tầm quốc tế, đặc biệt là các sản phẩm nông nghiệp.

Nhiều chủ thể sau khi đạt chuẩn (OCOP) đều chú trọng đến quy trình từ trồng trọt, chăm sóc, thu hoạch và chế biến như cà phê. Không ngừng nâng cấp, phát triển sản phẩm, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm trên thị trường trong nước và quốc tế. Nhờ đó từng bước tìm ra hướng đi hợp lý trong sản xuất. Tạo được sản phẩm chất lượng và an toàn thực phẩm với chi phí sản xuất thấp.

                                                       Hồng Hải

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Giai đoạn 2025 - 2030: Trồng trọt giảm phát thải, xanh hóa nông nghiệp

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số

Xác lập mục tiêu, lộ trình, địa chỉ rõ ràng trong phát triển ngành công nghiệp môi trường

Nông nghiệp

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Trưởng thôn thu về 300 triệu đồng nhờ chuyển đổi cây trồng hiệu quả

TP. Hồ Chí Minh: Lễ công bố và trao quyết định sản phẩm OCOP năm 2025

Tài nguyên

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Thẩm định các đề án thăm dò khoáng sản tại hai địa phương

Môi trường

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Đánh giá công tác khắc phục hậu quả thiên tai và lập kế hoạch cho mùa mưa bão 2025

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Lâm Đồng: Hội thảo hợp tác công nghệ y sinh Việt Nam - Cu Ba

Chính sách

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Quy định trình tự, thủ tục phê duyệt điều chỉnh cục bộ Quy hoạch

Bà Rịa - Vũng Tàu: Nhiều bất cập không được thống nhất tại buổi tiếp công dân

Phát triển

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường - IWEDI: Kết nối trí tuệ nữ doanh nhân với truyền thông nông nghiệp xanh

Diễn đàn

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới

Thời tiết ngày 3/7: Nhiều nơi trên cả nước mưa dông, cục bộ có nơi mưa rất to

TS. Trịnh Hải Sơn: Cần chủ động phòng tránh trượt lở đất đá

Từ ngày 1/7: Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025