Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế

04/07/2025

TN&MTSáng ngày 3/7/2025 tại TP. Hà Nội, buổi làm việc giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế (IWEDI) đã chính thức diễn ra trong không khí trang trọng và cởi mở. Buổi làm việc là dịp để hai bên thảo luận và thống nhất ký kết “Biên bản ghi nhớ hợp tác” nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác lâu dài, toàn diện, phát huy thế mạnh và bổ trợ lẫn nhau trong các lĩnh vực nghiên cứu khoa học, truyền thông, đào tạo, xây dựng thương hiệu và phát triển cộng đồng.

Thúc đẩy hợp tác trong nghiên cứu, truyền thông và phát triển bền vững

Tham dự buổi làm việc có đại diện lãnh đạo của cả hai cơ quan. Về phía Viện IWEDI có bà Lê Thị Minh Hoa – Viện trưởng; bà Hoàng Thị Hạnh – Chuyên gia cố vấn, Nguyên Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc, Chủ tịch Hội đồng Khoa học IWEDI; cùng các Phó Viện trưởng, thành viên Hội đồng khoa học, Hội đồng cố vấn và các đơn vị trực thuộc Viện. Về phía Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường, đoàn do Tiến sĩ Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí dẫn đầu, cùng với các lãnh đạo Ban Trị sự, Ban Nội dung và đội ngũ phóng viên, biên tập viên.


TS. Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định việc hợp tác với Viện IWEDI là một bước đi chiến lược và đầy tiềm năng

Kế thừa tinh thần hợp tác và các nội dung đã được trao đổi trong buổi làm việc trước ngày 27/6, cuộc gặp gỡ lần này đánh dấu bước tiến quan trọng trong quá trình xây dựng mối quan hệ bền chặt giữa hai bên. Nội dung hợp tác tập trung vào những lĩnh vực cả hai cơ quan có thế mạnh như tổ chức hội thảo, hội nghị khoa học, triển khai đề tài nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp, môi trường, phát triển sản phẩm OCOP, du lịch xanh, xây dựng văn hoá vùng miền, thúc đẩy vai trò của phụ nữ trong phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và bảo vệ môi trường.

Đặc biệt, các nội dung hợp tác đều gắn với các chương trình phát triển cộng đồng bền vững, trong đó phụ nữ, đặc biệt là nữ doanh nhân quốc tế, giữ vai trò then chốt. Việc gắn nghiên cứu khoa học với thực tiễn và nhu cầu của xã hội là phương châm chung được hai bên thống nhất xuyên suốt buổi làm việc.

Nhiều ý kiến phát biểu tại buổi làm việc đều ghi nhận tinh thần hợp tác tích cực, trách nhiệm và cầu thị của cả hai cơ quan. Đại diện các bên đều cho rằng việc ký kết Biên bản ghi nhớ lần này không chỉ có ý nghĩa biểu tượng, mà còn là hành động cụ thể hóa mối quan hệ gắn bó giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện IWEDI, vì mục tiêu phát triển chung của xã hội và cộng đồng doanh nghiệp nữ trong nước và quốc tế.


Bà Lê Thị Minh Hoa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nữ Doanh nhân Quốc tế (IWEDI) phát biểu tại buổi làm việc

Tăng cường phối hợp để nâng cao giá trị khoa học và cộng đồng

Phát biểu tại buổi làm việc, TS. Đào Xuân Hưng – Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường khẳng định: việc hợp tác với Viện IWEDI là một bước đi chiến lược và đầy tiềm năng. Đồng thời, đánh giá cao tinh thần làm việc chuyên nghiệp, thiện chí và sáng tạo của đội ngũ lãnh đạo và chuyên gia của IWEDI.

Theo TS. Đào Xuân Hưng, nếu muốn phát triển bền vững và lâu dài, các tổ chức cần đồng hành cùng nhau, biết tận dụng thế mạnh của nhau và hướng tới những giá trị chung: “Tôi tin rằng, với sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên, chúng ta có thể triển khai được nhiều chương trình có chiều sâu, thiết thực và mang lại giá trị cao cho cộng đồng.”

Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường cũng nhấn mạnh rằng Tạp chí hiện đang vận hành tám ấn phẩm chuyên biệt, trong đó có các ấn phẩm khoa học song ngữ, ấn phẩm điện tử, ấn phẩm về OCOP, du lịch nông nghiệp... Đây sẽ là nền tảng truyền thông và học thuật rất quan trọng để đồng hành cùng IWEDI trong các dự án nghiên cứu và truyền thông sắp tới.


TS. Đào Xuân Hưng, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và bà Lê Thị Minh Hoa, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế (IWEDI), ký kết Biên bản thống nhất về các nội dung về chương trình tác giữa hai cơ quan

Liên quan đến việc triển khai các đề tài khoa học, TS. Đào Xuân Hưng cho biết, hằng năm Bộ Nông nghiệp và Môi trường có những khoản kinh phí đáng kể dành cho các đề tài nghiên cứu có tính khả thi cao, có đề tài lên tới 10 tỷ đồng. Tuy nhiên, Tổng Biên tập Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường nhấn mạnh rằng kinh phí không phải là yếu tố then chốt quyết định thành công của đề tài. “Quan trọng là chúng ta triển khai đề tài như thế nào, nội dung có chất lượng ra sao, và giá trị thực tiễn mang lại cho cộng đồng như thế nào,” ông nói.

Cũng tại buổi làm việc, bà Lê Thị Minh Hoa – Viện trưởng Viện IWEDI – cho rằng: Buổi làm việc là minh chứng cho sự đồng lòng và quyết tâm hợp tác giữa hai bên. Bà cho biết, IWEDI luôn đề cao việc kết nối với các cơ quan nghiên cứu, truyền thông và cơ quan quản lý để tạo ra mạng lưới phát triển toàn diện, lấy phụ nữ làm trung tâm của các hoạt động đổi mới, sáng tạo và phát triển cộng đồng.

Bà Hoa chia sẻ thêm: IWEDI mong muốn cùng Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường triển khai các hoạt động cụ thể, đặc biệt là chuỗi sự kiện sẽ diễn ra ngay trong tháng 7/2025. Đây là những hoạt động có tính biểu tượng và chiều sâu văn hóa cao, bao gồm: dâng hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ nhân ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7); trồng cây xanh tại chùa Trúc Lâm Thiên Phú (xã Phù Nham, thị xã Nghĩa Lộ cũ) trong khuôn khổ chương trình “Chùa xanh”; tổ chức tọa đàm “Văn hoá thương hiệu trà Suối Giàng” và trao tặng quà tri ân các gia đình chính sách qua chương trình “Ký ức màu xanh”.

Riêng với chương trình “Chùa xanh”, Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường (trước đây là Tạp chí Tài nguyên và Môi trường) triển khai từ năm 2021 với mục tiêu phủ xanh không gian tâm linh, gắn cây xanh với sinh kế cộng đồng. Hàng nghìn cây xanh đã được trồng tại các ngôi chùa trên cả nước, gồm các loại cây ăn quả (bưởi, xoài) và cây lấy gỗ (lim, lát). Hoạt động này không chỉ mang tính môi trường mà còn góp phần vào phát triển du lịch sinh thái và gìn giữ bản sắc văn hóa.


Buổi làm việc đã diễn ra trong không khí thân tình, cởi mở, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc gắn kết truyền thông, nghiên cứu, hành động thực tiễn giữa hai đơn vị có nhiều điểm chung về tầm nhìn và giá trị

Buổi tọa đàm “Văn hoá thương hiệu trà Suối Giàng” là một điểm nhấn quan trọng trong chuỗi sự kiện. Đây là dịp để các chuyên gia, nhà quản lý, người dân và doanh nghiệp cùng thảo luận, tìm giải pháp xây dựng thương hiệu cho sản phẩm trà Suối Giàng – một trong những đặc sản có giá trị của vùng cao Lào Cai. Sự kiện được kỳ vọng sẽ góp phần khơi dậy giá trị truyền thống, đưa trà Suối Giàng đến gần hơn với thị trường trong nước và quốc tế.

Theo hai bên, việc học hỏi từ kinh nghiệm phát triển văn hóa trà của Nhật Bản và Trung Quốc cũng là một nội dung được đặc biệt quan tâm. Tuy nhiên, điểm mấu chốt là cần khai thác sâu hơn vào bản sắc văn hóa bản địa: người dân sống với cây trà như thế nào, cách họ thu hái, chế biến, thưởng thức và gìn giữ cây trà cổ thụ ra sao… Những câu chuyện mang tính “di sản sống” này chính là yếu tố nền tảng để xây dựng và phát triển thương hiệu văn hóa trà Suối Giàng một cách bền vững.

Việc ký kết “Biên bản ghi nhớ hợp tác” giữa Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường và Viện IWEDI không chỉ là cột mốc ghi nhận tinh thần đoàn kết, hợp tác giữa hai tổ chức, mà còn là khởi đầu cho một giai đoạn mới – nơi các giá trị tri thức, văn hóa và trách nhiệm xã hội cùng hòa quyện để phục vụ cho mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Với nền tảng vững chắc về chuyên môn, sự đồng hành của các nhà khoa học, chuyên gia và đội ngũ truyền thông uy tín, hai bên tin tưởng sẽ gặt hái được nhiều thành công trong thời gian tới.

Việt Tùng

Gửi Bình Luận

code

Tin liên quan

Tin tức

Phát huy vai trò nòng cốt của tổ chức cán bộ trong giai đoạn mới

Giai đoạn 2025 - 2030: Trồng trọt giảm phát thải, xanh hóa nông nghiệp

Tiếp tục duy trì và giữ được vị thế của ngành Nông nghiệp và Môi trường để đóng góp vào tăng trưởng GDP 8% năm 2025

Ra mắt 3 nền tảng số phục vụ triển khai Nghị quyết số 57

Nông nghiệp

Đổi mới sáng tạo trong khuyến nông bắt nhịp mô hình chính quyền hai cấp

Giấc mơ gạo Việt: Từ những giống lúa bản địa đến hệ sinh thái nông nghiệp hiện đại

Thực hiện "4 đẩy mạnh", "3 tiên phong" để đạt mục tiêu nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh và giảm nghèo bền vững

Quảng Ninh: Thêm 3 sản phẩm OCOP 5 sao cấp Quốc gia

Tài nguyên

Điện Biên: Kỳ vọng đổi mới từ Luật Địa chất - Khoáng sản năm 2024

Lạng Sơn siết chặt quản lý khoáng sản: Từ thực tiễn địa phương đến kỳ vọng Luật mới

Mức thu bổ sung 5,4% tiền sử dụng đất sẽ tạo gánh nặng cho doanh nghiệp

Vì sao Thanh Hóa giàu tài nguyên nhưng vẫn khan hiếm vật liệu xây dựng?

Môi trường

Nuôi trùn quế xử lý rác hữu cơ: Từ ý tưởng xanh đến hành động thiết thực

Giữ rừng nơi miền Tây xứ Nghệ

Lạng Sơn: Chủ động trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

Nghệ An: Nỗ lực bảo vệ và phát triển rừng

Video

Giải pháp kiểm soát nguồn gây ô nhiễm môi trường ở các thành phố lớn

Nâng cao chất lượng nội dung và điểm số khoa học trên Tạp chí in Tài nguyên và Môi trường

Nâng cao công tác quản lý nhà nước về môi trường và hỗ trợ các doanh nghiệp

Phụ nữ tiên phong trong phát triển kinh tế tuần hoàn

Khoa học

Trường Đại học TN&MT TP. Hồ Chí Minh: Mở cánh cửa tương lai với 20 ngành đào tạo, 6 phương thức xét tuyển linh hoạt

TS. Đỗ Ngọc Chung: “Tôi muốn biến nghiên cứu khoa học thành sản phẩm phục vụ đời sống”

Chuyển động cùng Nghị quyết số 57-NQ/TW: Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh định vị vai trò kiến tạo nguồn lực trí tuệ và công nghệ quốc gia

Hội thảo Hợp tác Công nghệ Y sinh Việt Nam - Cuba: Cơ hội để Lâm Đồng phát triển trong thời kỳ đổi mới

Chính sách

Tiêu chí xác nhận dự án đầu tư thuộc danh mục phân loại xanh

Quy định về việc lập nhiệm vụ quy hoạch đô thị và nông thôn

Quy định mới về nuôi, trồng, thu hoạch cây dược liệu trong rừng

Kiện toàn Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương

Phát triển

Từ nền tảng nội lực đến khát vọng “kỳ lân Việt”

Thế hệ trẻ trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn với sứ mệnh chung tay quản trị và phát triển bền vững tiểu vùng Lan Thương - Mê Kông

Mở rộng cánh cửa đại học xanh: Chiến lược tuyển sinh 2025 và tầm nhìn phát triển của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh

UBND tỉnh Lâm Đồng ký kết hợp đồng xây dựng cao tốc Bảo Lộc - Liên Khương

Diễn đàn

TP. Hồ Chí Minh: Tổ chức tuần lễ kết nối giao thương và không gian giới thiệu sản phẩm truyền thống vùng miền

Tạp chí Nông nghiệp và Môi trường hợp tác với Viện Nghiên cứu Phát triển nữ doanh nhân Quốc tế

Thời tiết ngày 4/7: Mưa lớn ở Tây Bắc Bộ, Thanh Hóa - Quảng Ngãi

Đắk Lắk: Cà chua Nova, khát vọng phát triển kinh tế xanh trong thời kỳ đổi mới